Công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể nhộng tằm

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2022 | 7:40:05 AM

YênBái - Từ năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Yên Bái đã triển khai thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm” với mục tiêu sẽ cung cấp luận chứng, thông tin khoa học quý giá cho nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất nấm ĐTHT.

Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm”.
Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm”.

Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng lợi thế nhưng chưa được khai thác; làm căn cứ cho việc xác định tính khả thi trong việc áp dụng để phát triển sản xuất nấm ĐTHT tại Yên Bái, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. 

Nấm Cordyceps militaris có rất ít trong tự nhiên. Do đó, việc sản xuất ở quy mô lớn nấm Cordyceps militaris phục vụ nghiên cứu và điều trị bệnh hiện đang là một vấn đề cấp thiết. Thêm vào đó, Yên Bái là một trong những tỉnh có nghề nuôi tằm khá phát triển cho nên có một nguồn cung cấp nhộng tằm tiềm năng cho sản xuất nấm ĐTHT.

Bởi vậy, từ năm 2021, Sở KH&CN đã triển khai thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT trên giá thể nhộng tằm” do Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chủ trì; Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN phối hợp thực hiện với trách nhiệm: bố trí địa điểm, cơ sở vật chất và nhân lực tham gia thực hiện. Nhiệm vụ được triển khai trong 3 năm (từ năm 2021-2023) với kinh phí 1,04 tỷ đồng trong đó 945 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học cấp tỉnh. 

Sản phẩm của nhiệm vụ gồm: 1 mô hình sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militars trên giá thể nhộng tằm sinh trưởng, phát triển tốt; thu được 10 kg nấm thành phẩm khô; 1 bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm phù hợp với điều kiện của tỉnh ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng; đào tạo được 2 - 3 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sản xuất, sau khi được đào tạo có thể tự sản xuất nấm ĐTHT đạt năng suất, chất lượng tốt.

Trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, song đơn vị thực hiện nhiệm vụ - Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành điều tra, khảo sát chọn điểm triển khai và nguồn cung cấp giá thể nhộng tằm; mua sắm trang thiết bị, máy móc thí nghiệm, dụng cụ: máy lắc, tủ lạnh sâu -80oC, hệ thống tạo ẩm…, nguyên vật liệu và hóa chất thí nghiệm theo trình tự quy định. 

Năm 2022, đơn vị thực hiện nhiệm vụ đã tiếp tục thực hiện việc tổ chức sản xuất nấm ĐTHT trên giá thể nhộng tằm. 

Từ nguồn giống được nhập về từ Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị thực hiện đã hướng dẫn và triển khai từng bước của quá trình nhân giống, nuôi cấy cho 3 cán bộ Trung tâm. 

Đồng thời, tiến hành, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu khoa học của 2 thí nghiệm về ảnh hưởng của các giá thể nuôi cấy khác nhau và các phương pháp cấy giống khác nhau đến khả năng hình thành và phát triển của quả thể nấm ĐTHT; từng bước hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất nấm ĐTHT cho Trung tâm. 

Theo đó, đã tiến hành chuyển giao và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật thông qua đào tạo, hướng dẫn lý thuyết và thực hành quá trình triển khai sản xuất nấm với các kỹ thuật: phân lập nấm ĐTHT, nhân giống cấp 1 trên môi trường thạch nghiêng; nhân giống nấm cấp 1, cấp 2 dạng dịch thể; nuôi cấy nấm trên nhộng tằm và giá thể nhộng tằm; sấy và sơ chế ĐTHT thành phẩm.

Đến nay, nấm ĐTHT đã được thu hoạch với những kết quả khá khả quan. Thạc sĩ Ngô Văn Dũng - Chủ nhiệm đề tài cho biết: "Mới đây, chúng tôi đã được thu hoạch mẻ nấm đầu tiên. Về cảm quan, nấm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở đây đạt trọng lượng từ 20-25 gam/hộp, 85-90% sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng. Còn các chỉ tiêu về khoa học, giá trị dược liệu sẽ tiếp tục được theo dõi, đánh giá trong thời gian tới”.

Hoài Anh

Tags Yên Bái nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo dược liệu

Các tin khác
Bộ ảnh được giới thiệu trong Google Doodle Ngày Trái đất năm nay.

Google Doodle năm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh cho các thế hệ mai sau.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục