Nhật Bản phát minh gián lai robot cứu hộ động đất

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2022 | 2:48:32 PM

Trong trường hợp một trận động đất lớn xảy ra và có người mắc kẹt dưới lớp đất đá sụp đổ, một bầy gián lai robot ắt hẳn sẽ là lực lượng phản ứng hiệu quả trong việc xác định vị trí các nạn nhân.

Thiết bị điện tử gắn trên lưng gián. Ảnh: Reuters
Thiết bị điện tử gắn trên lưng gián. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đang nghiên cứu một ứng dụng được cho là đột phá gắn những chiếc "ba lô" pin Mặt trời và thiết bị điện tử lên gián, điều khiển chuyển động của chúng bằng điều khiển từ xa.

Nhà khoa học Kenjiro Fukuda cùng các cộng sự tại phòng thí nghiệm Thin-Film Device thuộc tập đoàn nghiên cứu Riken đã phát triển một màng phim Mặt trời dày 4 micromet, bằng khoảng 1/25 độ dày sợi tóc người, có thể nằm gọn trên lưng của loài côn trùng.

Màng phim cho phép con gián di chuyển tự do trong khi pin Mặt trời tạo ra đủ năng lượng để xử lý và gửi tín hiệu định hướng đến các cơ quan cảm giác trên chân sau của con gián.

Nhà khoa học Fukuda giải thích: "Nếu sử dụng robot hoàn toàn, pin của chúng sẽ hết nhanh và thời gian hoạt động sẽ bị rút ngắn đi. Trong khi đó, một lợi thế của gián lai robot là chúng chuyển động sẵn, vì vậy lượng điện cần để hoạt động là không nhiều”.

Nhóm của ông Fukuda đã chọn loài gián Madagascar để thí nghiệm vì kích thước của chúng đủ lớn để mang theo thiết bị và không có bộ phận cánh cản đường.

Một trong những thách thức mà các nhà khoa học gặp phải trong quá trình thí nghiệm là thu nhỏ các linh kiện để con gián có thể di chuyển dễ dàng hơn hay cho phép gắn các bộ phận cảm biến hoặc thậm chí máy ảnh. Nhà khoa học Yujiro Kakei cho biết ông đã chế tạo ra một chiếc ba lô cảm biến từ các linh kiện có giá trị 5.000 yên được mua tại khu điện tử Akihabara ở Tokyo.

Sau khi kết thúc nhiệm vụ, phần phim gắn trên người con vật có thể được loại bỏ để con vật trở lại cuộc sống bình thường. Giai đoạn trưởng thành của loài gián này kéo dài 4 tháng và chúng có thể sống thọ tới 5 năm.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Người đàn ông tháo khẩu trang để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện các bệnh đường hô hấp, gồm cả COVID-19 và cúm.

Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm”.

Từ năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Yên Bái đã triển khai thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm” với mục tiêu sẽ cung cấp luận chứng, thông tin khoa học quý giá cho nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất nấm ĐTHT.

Chiếc ngà khi vừa được khai quật - Ảnh: IAA

Các nhà khảo cổ Israel vừa khai quật được một chiếc ngà không tưởng dài đến 2,5 m thuộc về siêu quái vật 500.000 năm tuổi, tuy đã tuyệt chủng nhưng để lại những đứa "cháu họ" khổng lồ ngày nay vẫn đang lang thang khắp Trái Đất.

Hai đồng bạc gần 1.000 năm tuổi được tìm thấy phía sau một ngôi đền ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra một kho tiền bằng vàng và bạc gần 1.000 năm tuổi phía sau một ngôi đền ở Esna, một thành phố nằm dọc theo sông Nile.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục