Hệ Mặt Trời có thể chứa 4 tỷ tỷ tàu ngoài hành tinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/11/2022 | 2:37:49 PM

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard ước tính số lượng tàu ngoài hành tinh có thể tồn tại dựa vào tốc độ phát hiện các vật thể liên sao.

Minh họa vật thể liên sao Oumuamua.
Minh họa vật thể liên sao Oumuamua.

Khi được phát hiện vào tháng 10/2017, 'Oumuamua trở thành tâm điểm chú ý vì là vật thể liên sao đầu tiên ghé thăm hệ Mặt Trời. Giáo sư Avi Loeb tại Đại học Harvard dẫn đầu một nhóm nhỏ các nhà thiên văn cho rằng nó có thể là phi thuyền do một nền văn minh ngoài hành tinh chế tạo.

Trong nghiên cứu mới, Loeb và đồng tác giả Carson Ezell, cũng là nhà thiên văn tại Đại học Harvard, dự đoán số lượng vật thể tương tự 'Oumuamua có thể tồn tại trong hệ Mặt Trời, Interesting Engineering hôm 31/10 đưa tin. Họ đưa ra một con số vô cùng ấn tượng: 4 tỷ tỷ.

Loeb và Ezell không khẳng định có 4 tỷ tỷ phi thuyền ngoài hành tinh đang bay gần Trái Đất và cũng không phân loại chắc chắn 'Oumuamua là tàu vũ trụ. Họ chỉ ước tính số lượng phi thuyền ngoài hành tinh và các vật thể nhân tạo khác có thể tồn tại trong hệ Mặt Trời.

Nhóm nghiên cứu cho biết, có thể sử dụng tốc độ phát hiện các vật thể liên sao gần đây và các khả năng đã biết để ước tính mật độ của những vật thể tương tự trong vùng không gian lân cận Mặt Trời. Kết quả của họ dựa trên 4 vật thể liên sao đã quan sát được cho đến nay. Đó là 'Oumuamua, hai thiên thạch CNEOS 2014-01-08 và CNEOS 2017-03-09, sao chổi Borisov. Hai nhà khoa học Harvard cũng thừa nhận khả năng hạn chế của con người trong việc quan sát những khu vực xa xôi thuộc hệ Mặt Trời.

Trong nghiên cứu mới, Loeb và Ezell đưa ra hai con số sau khi tính toán. Đầu tiên, họ ước tính số lượng vật thể liên sao có khả năng bay xung quanh hệ Mặt Trời, ngoài tầm nhìn của các thiết bị nhân tạo. Họ cho rằng có 40 triệu tỷ tỷ tỷ vật thể như vậy.

Con số tiếp theo nhỏ hơn, 4 tỷ tỷ, là số lượng vật thể như trên và có khả năng bay về phía "vùng sinh sống được" của hệ Mặt Trời. Chúng ở gần Mặt Trời hơn, đồng nghĩa giới thiên văn có nhiều cơ hội quan sát chúng hơn. Loeb và Ezell cũng lưu ý rằng kích thước của những vật thể này rất đa dạng, phần lớn có thể rộng không quá một mét.

Loeb ủng hộ sự cởi mở trong cộng đồng khoa học về vấn đề UFO và các giả thuyết về người ngoài hành tinh. Năm ngoái, ông lập ra Dự án Galileo nhằm xây dựng một mạng lưới kính viễn vọng và camera toàn cầu để chụp ảnh UFO độ phân giải cao. Ông từng chia sẻ, con người có thể nhìn thấy hình ảnh như vậy "trong vòng hai năm".

Trong nghiên cứu mới, Loeb và Ezell cũng chỉ ra rằng các đài quan sát mới sẽ nâng cao năng lực chụp ảnh những vật thể giống 'Oumuamua. Ví dụ, Đài quan sát Vera C. Rubin, dự kiến hoạt động vào năm tới, sẽ trang bị camera 3,2 tỷ pixel để khảo sát toàn bộ bầu trời phía nam 4 ngày một lần.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ảnh đồ họa mô tả

Trong ánh sáng chói lòa của Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh "có khả năng nguy hiểm" lớn nhất từ trước đến nay và đặt cho nó biệt danh "sát thủ hành tinh".

Tơ tằm thường kém bền hơn so với loại tơ tự nhiên khỏe nhất được biết đến là tơ nhện. (Ảnh minh hoạ)

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển thành công một loại tơ tằm nhân tạo có độ bền cao hơn đáng kể so với loại tơ tự nhiên dai và có độ bền nhất.

Tháng trước, một nông dân trồng củ cải ở Cộng hòa Séc đã khai quật được một tấm vàng mỏng, nhàu nát gần 2.500 năm tuổi. Vật thể trang trí công phu này bám đầy bụi bẩn nhưng được bảo quản tốt đã được các nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Silesian ở Opava gần đó thẩm định.

Khám và điều trị ung thư tại khu xạ trị của bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức), ngày 13/5/2021.

Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới kết hợp truyền thống để sản xuất vaccine phòng ung thư, theo quyết định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 25/10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục