NASA: Mỹ sẽ chiến thắng Trung Quốc trong cuộc đua đổ bộ lên Mặt Trăng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/12/2022 | 3:17:19 PM

Trong bối cảnh cuộc đua tiếp cận Mặt Trăng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, mới đây người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, Mỹ sẽ chiến thắng Trung Quốc trong cuộc đua này.

Tên lửa Trường Chinh đưa tàu Thiên Châu lên trạm vũ trụ.
Tên lửa Trường Chinh đưa tàu Thiên Châu lên trạm vũ trụ.

Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Bill Nelson cho biết, ông hy vọng các phi hành gia Mỹ sẽ hạ cánh xuống Mặt Trăng vào năm 2025 hoặc 2026, trước năm 2030- thời điểm mà Trung Quốc đặt mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng.

Ông Nelso cũng thừa nhận, hiện có một cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua đưa người lên Mặt Trăng, tuy nhiên ông này hy vọng Trung Quốc sẽ "cởi mở” hơn khi hợp tác với các bên trong vấn đề này.

Mỹ đang lên kế hoạch cho một phi hành đoàn thăm dò mặt trăng lần đầu tiên kể từ những năm 1970. Tháng 11 vừa qua, NASA đã phóng thành công tàu vũ trụ Orion thuộc sứ mệnh Artemis 1– bước đầu tiên trong kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng. 

Trong khi đó, phát biểu trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm 25/11, ông Long Lạc Hào, cố vấn của hệ thống tên lửa Trường Chinh cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2030.

(Theo VOV)

Các tin khác
Biểu tượng Google tại California, Mỹ.

Ngày 8/12, tập đoàn công nghệ Google thông báo tích hợp ứng dụng chỉ đường Waze vào Google Geo - danh mục các ứng dụng định vị của Google - trong đó có Google Maps, Google Earth và Street View. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/12.

Một máy bay không người lái được phát triển bởi Japan Post và ACSL.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tập đoàn bưu chính Nhật Bản Japan Post quyết định từ tháng 4/2023 sẽ sử dụng máy bay không người lái (UAV) để giao hàng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản vừa nới lỏng quy định về hoạt động của UAV ở các khu vực dân cư.

Nhà nghiên cứu Zheng Huiqiong xử lý mẫu lúa gạo từ trạm Thiên Cung hôm 5/12.

Lô mẫu thử nghiệm thứ ba từ trạm Thiên Cung đã được chuyển đến Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc để nghiên cứu sau khi trở về Trái Đất.

Cây đu đủ WT (trái) và cây chỉnh sửa gen (phải) sau lây nhiễm virus PRSV trong điều kiện nhà lưới. Ảnh: Nhóm nghiên cứu.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, gene eIF4E ở cây đu đủ được thử nghiệm chỉnh sửa và cho thấy sự vượt trội trong khả năng kháng virus bệnh đốm vòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục