Thêm 2,6 tỉ đồng cho đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2022 | 10:03:22 AM

Trung tâm Thiết kế vi mạch (SCDC) thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa nhận thêm khoản hỗ trợ từ hai doanh nghiệp với tổng kinh phí 2,6 tỉ đồng để phục vụ công tác đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn.

Việt Nam mới bắt đầu đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn. Trong ảnh: một góc của Khu công nghệ cao TP.HCM
Việt Nam mới bắt đầu đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn. Trong ảnh: một góc của Khu công nghệ cao TP.HCM

Sáng 19-12, tại Khu công nghệ cao TP.HCM, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Tập đoàn TTC, Tập đoàn SUN Electronics đã bàn giao thiết bị cho Phòng thiết kế vi mạch (Chip Design Lab) thuộc Trung tâm Thiết kế vi mạch (SCDC), thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) với tổng kinh phí 2,6 tỉ đồng. 

Tham dự lễ bàn giao có nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, cùng đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ...

Phòng thiết kế vi mạch (Chip Design Lab) là cơ sở hạ tầng quan trọng đầu tiên của SCDC vừa mới được hoạt động từ tháng 10-2022, dựa trên nguồn ngân sách xã hội hóa. 

Trong đó, đơn vị Synopsys tài trợ 30 bản quyền phần mềm thiết kế vi mạch (có giá trị nhiều triệu USD) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hỗ trợ các thiết bị công nghệ thông tin bao gồm 30 máy tính trạm, các thiết bị máy chủ, thiết bị mạng cho phép tổ chức các khóa đào tạo thiết kế vi mạch với quy mô đến 60 học viên. 

Các thiết bị cũng hỗ trợ giảng viên, sinh viên các trường đại học, viện nghiên cứu truy cập và sử dụng phần mềm qua mạng riêng ảo (VPN) để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu.

Ông Nguyễn Anh Thi - trưởng ban quản lý SHTP - cho rằng sự hỗ trợ này sẽ góp phần tận dụng các cơ hội đang mở ra cho Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và điện tử Việt Nam. 

"Sự phát triển của SCDC, cùng với sự phát triển của ngành sản xuất điện tử (EMS) trong nước sẽ tạo tiền đề cho nền công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển theo định hướng "Make in Vietnam"", ông Thi nói thêm. 

Trong tháng 12 này, SCDC cũng phối hợp với Synopsys tổ chức khóa đào tạo giảng viên đầu tiên về đào tạo thiết kế vi mạch cho các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. 

Ông Đặng Hồng Anh - chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, cho biết SCDC sẽ kết nối với các công ty chế tạo chip để triển khai dịch vụ MPW (Multi Project Wafer) hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp hội viên của hội. 

Ngoài ra, trung tâm cũng sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ đóng gói và thử nghiệm vi mạch, đồng thời triển khai các chương trình hợp tác để huy động nguồn lực quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Vi mạch bán dẫn có tốc độ phát triển từ 7-9% mỗi năm, được xem là nền tảng của tính toán hiện đại. Tại Việt Nam, dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư nhưng chiến lược phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn vẫn còn chưa rõ ràng. 
(Theo TTO)

Các tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) dự kiến sẽ thực hiện theo lộ trình đến tháng 9/2024 sẽ dừng công nghệ 2G. Điều đó đồng nghĩa điện thoại dùng công nghệ cũ (hay còn gọi là điện thoại cục gạch) sẽ không còn tác dụng liên lạc.

VinFuture 2022 sẽ trao cho 4 công trình khoa học lớn gồm 1 giải thưởng chính - VinFuture Grand Prize và 3 giải đặc biệt với tổng giá trị 4,5 triệu USD.

Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, đến nay, huyện Trấn Yên phát triển, hình thành vùng tre măng Bát độ trên 3.800 ha, sản lượng măng thương phẩm đạt 30.500 tấn. Trong ảnh: Người dân thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca trao đổi về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao năng suất tre măng Bát độ.

Giai đoạn 2017 - 2021, Sở Khoa học - Công nghệ (KHCN) Yên Bái đã thực hiện 66 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, chiếm 66% tổng số nhiệm vụ KHCN với tổng kinh phí hỗ trợ trên 53 tỷ đồng.

Bản dựng lại của chiếc vòng thời trung cổ (trái) và hình minh họa (phải). Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ học Luân Đôn.

Các nhà khảo cổ học Anh đã khai quật được đồ trang sức thời trung cổ, gồm một cây thánh giá bằng bạc và một chiếc vòng cổ bằng vàng với đá quý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục