Phát hiện gene liên quan khả năng chịu hạn của lúa mì

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/2/2023 | 10:02:23 AM

Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, Mỹ, Argentina và Israel đã phát hiện một nhóm gene ở lúa mì thông thường có chức năng quy định sinh trưởng của rễ cây. Kết quả nghiên cứu này được cho là rất quan trọng đối với việc nuôi trồng các loại cây chịu hạn.

Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, Mỹ, Argentina và Israel đã phát hiện một nhóm gene ở lúa mì thông thường có chức năng quy định sinh trưởng của rễ cây.
Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, Mỹ, Argentina và Israel đã phát hiện một nhóm gene ở lúa mì thông thường có chức năng quy định sinh trưởng của rễ cây.

Nghiên cứu được trường Đại học Haifa của Israel công bố trên tạp chí Nature Communications, theo đó, cây lúa mì đột biến mất chức năng ở cụm gene OPR-III có rễ chính mọc dài hơn, trong khi tăng liều lượng OPR-III hoặc tác động chuyển đổi gene quá mức dẫn đến kết quả rễ chính giảm phát triển và rễ bên mọc sớm. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng gene có thể quyết định tốc độ sinh trưởng của rễ thông qua sự bài tiết của hormone. 

Kết quả nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện để các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển các giống lúa mì có rễ dài hơn để tiếp cận các lớp đất sâu hơn, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn, giúp cải thiện đáng kể năng suất trong điều kiện khô hạn và lượng mưa thấp.

Nhà nghiên cứu Gilad Gabay cho biết: "Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện gene liên quan đến khả năng chịu hạn và chức năng của nó được xác nhận trong lúa mì”.

Phát hiện mới có tính ứng dụng cao do trước đó 5 năm, các nhà khoa học đã hoàn tất giải trình tự bộ gene của cây lúa mì thông thường. Đại học UH cũng là một đối tác tham gia quá trình giải trình tự gene này.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Bên trong lõi Trái Đất là một quả cầu hợp kim sắt niken đặc có sức nóng lên tới 6.000 độ C. Ảnh minh họa

Dựa trên chuyển động của sóng địa chấn từ các trận động đất lớn, các nhà nghiên cứu Australia đã xác nhận sự tồn tại của một cấu trúc riêng biệt bên trong lõi Trái Đất - một quả cầu hợp kim sắt niken đặc có sức nóng khủng khiếp với đường kính 1.350 km.

Một phần ảnh toàn cảnh do tàu thám hiểm Mars Curiosity chụp phần

Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã chụp ảnh những tảng đá in dấu những gợn sóng nhỏ từ một hồ nước cổ đại. Và những gợn sóng nhỏ này đang tạo sóng trên Trái đất vì chúng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy nước đã từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.

Thực nghiệm trên nương chè.

Tìm những vi sinh vật trong tự nhiên có nguồn gốc bản địa để tạo chế phẩm làm phân hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vừa đảm bảo năng suất vừa bảo vệ môi trường là yêu cầu thiết yếu cho sản xuất chè sạch, hữu cơ, tạo sản phẩm nông nghiệp xanh. Dự án “Khai thác nguồn gen nấm bản địa làm chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ cho cây chè” đã được nhóm tác giả Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái thực hiện với mong muốn đó.

NASA sẽ phụ trách thực hiện vụ phóng kính viễn vọng không gian đầu tiên của Israel lên vũ trụ.

Ngày 21/2, Cơ quan Vũ trụ Israel (ISA) và Viện Khoa học Weizmann (WIS) cho biết kính viễn vọng không gian đầu tiên của Israel sẽ được đưa vào vũ trụ vào năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục