"Thế giới hư không” có thể là quê hương ngoài hành tinh của chúng ta

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/3/2023 | 10:44:27 AM

Các nhà khoa học tuyên bố đã tiến một bước lớn trong việc tìm ra nơi tạo nên các "khối xây dựng sự sống", nơi mà hàng tỉ năm trước các tiểu hành tinh đã lấy nguyên liệu để gieo mầm sống cho hành tinh chúng ta.

Tinh vân Lạp Hộ mang một vùng mây khí bụi cùng loại với
Tinh vân Lạp Hộ mang một vùng mây khí bụi cùng loại với "thế giới hư không" đã hoài thai ra hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA/ESA

Lý thuyết về việc sự sống Trái Đất có nguồn gốc ngoài hành tinh đã hiện diện từ lâu và ngày càng được chấp nhận rộng rãi sau nhiều bằng chứng được củng cố. Tuy nhiên, một bí ẩn lớn vẫn tồn tại: Nhà máy sản xuất "mầm sự sống" ban đầu là cái gì, ở đâu?

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Danna Qasim từ Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) và tiến sĩ Christopher Materese từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA tuyên bố đã tìm ra nơi đó nhờ thí nghiệm trong môi trường giả lập không gian giữa các vì sao.

Nhiều nghiên cứu trước đó đã tập trung vào việc mô phỏng sự hình thành các axit amin trong các thiên thạch carbonaceous chondrite (CC), là nhóm thiên thạch được cho là mang vật liệu sự sống đến các hành tinh, bao gồm địa cầu chúng ta, và đại diện cho vật chất của hệ Mặt Trời sơ khai.

Nghiên cứu mới thậm chí còn quay ngược thời gian hơn, khám phá đám mây khí bụi trong không gian giữa các vì sao, nơi Mặt Trời và sau đó là các hành tinh hình thành.

"Cấu tạo của các tiểu hành tinh có nguồn gốc từ đám mây phân tử giữa các vì sao "cha mẹ", vốn rất giàu chất hữu cơ" - tiến sĩ Qasim cho biết.

Mặc dù không tìm thấy bằng chứng trực tiếp về các axit amin nhưng họ đã tìm thấy hợp chất hữu cơ tiền thân là các amin. Điều này cho thấy vật liệu sự sống đã được hoài thai ngay từ "thế giới hư không" là các đám mây gần như vô hình, chỉ có khí và bụi loãng, lang thang giữa các vì sao.

Để mô phỏng khởi nguồn của sự sống, các nhà khoa học đã sử dụng các loại băng amoniac, CO2, methanol, băng nước... vốn được xác định trước đó trong các đám mây giữa các vì sao và bắn phá chúng bằng các proton năng lượng cao để thử tái tạo việc băng bị các tia vũ trụ chiếu xạ.

Kết quả của sự việc là các phân tử băng bị phá vỡ và tự tập hợp thành các phân tử hữu cơ phức tạp hơn, bao gồm các amin và axit amin như ethylamine hay glycine.

Vật liệu sự sống tiền thân này được cung cấp cho các tiểu hành tinh lang thang. Những thứ như thế đã gieo mình xuống các hành tinh như Trái Đất vào giai đoạn khởi đầu, cung cấp hạt mầm đầu tiên cho các phản ứng hóa học sinh ra sự sống tiếp nối.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Một cơ quan não phát triển với cốc quang học thô sơ.

Một đề xuất mới gợi ý sử dụng "bộ não nhỏ" có nguồn gốc từ tế bào gốc để tạo ra các máy tính sinh học hoàn toàn mới. Những "máy tính organoid" như vậy có thể còn xa vời, nhưng đặt ra rất nhiều câu hỏi về đạo đức.

Tỷ phú Elon Musk cho hay công nghệ cấy chip vào não người có thể giúp người bị liệt có khả năng vận động trở lại hoàn toàn.

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác đơn đăng ký thử nghiệm lâm sàng cấy chip vào não người của công ty Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập.

Các phi hành gia tàu Thần Châu-15 lần thứ hai làm việc ngoài không gian.

Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc ngày 2/3 cho biết, các phi hành gia tàu Thần Châu-15 mới đây đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian thứ hai sau 3 tháng có mặt trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Một con sứa ma khổng lồ được du khách bắt gặp ngoài khơi Bán đảo Nam Cực

Một nghiên cứu mới cho thấy những hình ảnh hiếm gặp về sứa ma khổng lồ, sinh vật sống dưới biển sâu, trông giống tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh (UFO). Loài động vật bí ẩn ở ngoài khơi Nam Cực này đã được những hành khách trên tàu du lịch phát hiện ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục