Dự án cấy chip vào não người của tỷ phú Elon Musk gặp trở ngại lớn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2023 | 2:28:54 PM

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác đơn đăng ký thử nghiệm lâm sàng cấy chip vào não người của công ty Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập.

Tỷ phú Elon Musk cho hay công nghệ cấy chip vào não người có thể giúp người bị liệt có khả năng vận động trở lại hoàn toàn.
Tỷ phú Elon Musk cho hay công nghệ cấy chip vào não người có thể giúp người bị liệt có khả năng vận động trở lại hoàn toàn.

FDA đã đưa ra những lo ngại an toàn cần Neuralink phải xử lý trước khi đưa vào thử nghiệm trên người.

Một số nhân viên của Neuralink cho biết FDA đã chỉ ra hàng chục thiếu sót trong các đợt thử nghiệm trước đó để làm lý do bác bỏ đơn đăng ký từ hồi năm ngoái. Theo FDA, các sợi nhỏ liên kết chip với não của người có thể di chuyển, làm thay đổi chức năng não, gây viêm nhiễm, vỡ mạch máu và làm hỏng các mô. FDA cũng lo ngại não bị tổn thương trong quá trình gỡ bỏ thiết bị.

Tương tự như pin lithium cung cấp năng lượng cho xe điện Tesla, trong trường hợp bị đốt cháy hàng giờ ở nhiệt độ 1.600 độ C nếu bị tác động sai cách, pin lithium trong chip của Neuralink có thể gây tổn thương não. FDA muốn Neuralink chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật trước rằng loại pin này rất khó có khả năng bị hỏng hóc.

Để xử lý những lo ngại về an toàn mà FDA chỉ ra, tỷ phú Musk đã gấp rút tiến hành các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, hành vi này đã khiến Bộ Nông nghiệp để mắt tới và đang xem xét khả năng vi phạm Đạo luật Phúc lợi Động vật sau khi có báo cáo về hành vi ngược đãi động vật. Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang điều tra xem liệu Neuralink có tuân thủ đúng các quy trình an toàn khi xử lý các con chip lấy từ não động vật hay không.

Trước đây, khi giới thiệu về công nghệ cấy chip vào não, tỷ phú Musk tự hào rằng Neuralink an toàn đến mức ông có thể dùng công nghệ này cho các con của mình. Mục đích sử dụng của công nghệ này là khôi phục khả năng vận động hoàn toàn cho người bị liệt.

Tuy nhiên, tại một hội nghị vào tháng trước, ông Dongjin Seo – phó ban kỹ thuật của Neuralink – thừa nhận rằng mục tiêu ngắn hạn tiên quyết của công nghệ này chỉ đơn thuần là giúp những bệnh nhân bị liệt sử dụng văn bản trên máy vi tính để giao tiếp.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Theo Bkav, hậu quả của những vụ việc bị mã hóa dữ liệu thường rất tàn khốc bởi lẽ việc khôi phục lại dữ liệu gần như là không thể.

Ông Gui Haichao (bìa trái), 36 tuổi, đến từ Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, là phi hành gia dân sự đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian

Ngày 30-5 sẽ đánh dấu cột mốc Trung Quốc lần đầu tiên đưa phi hành gia dân sự lên không gian, khi tàu vũ trụ Thần Châu 16 phóng thành công và hướng tới Trạm vũ trụ Thiên Cung.

Các thành viên đội DCN-DT 02 Đại học Công nghiệp Hà Nội nhận giải thưởng, chứng nhận và cúp vô địch từ ban tổ chức. Ảnh: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Đội tuyển của Đại học Công nghiệp Hà Nội giành chức vô địch sau 15 năm chờ đợi, đại diện Việt Nam dự Robocon Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023.

Tên lửa đẩy Soyuz 2.1B của Nga mang theo vệ tinh cảm biến từ xa Khayyam của Iran rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan), ngày 9/8/2022. (Ảnh minh họa)

Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh công nhận giải thưởng nhà nước mới - Huân chương Gagarin - nhằm tôn vinh những người có công trong lĩnh vực khám phá vũ trụ của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục