Tăng tốc nhận diện khuôn mặt ở sân bay
- Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 2:01:49 PM
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được thí điểm ở Việt Nam và đã thực hiện tại nhiều nước trên thế giới, có thể giúp giảm thời gian xếp hàng, chờ khâu an ninh, giảm nhân lực và hạ tầng. Lộ trình thực hiện như thế nào?
![]() |
Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đang thí điểm nhận diện khuôn mặt tại khu vực kiểm tra an ninh - Ảnh: ACV
|
Đừng để xa vời quá
Dù vẫn còn mới tại Việt Nam, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được áp dụng rộng rãi cả chục năm nay ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Singapore, UAE... Nhiều hành khách đề nghị những công nghệ nào tiến bộ cần đưa vào sớm để hành khách đi lại bớt chật vật khi ở sân bay.
Anh Hồng Dương (Hà Nội) cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt không còn lạ lẫm gì với người dùng điện thoại thông minh Việt Nam. Độ tin cậy của nó cũng không còn đáng nghi, thậm chí nhiều người còn giật mình khi Facebook nhận diện chính xác khuôn mặt mình và thông báo khi ảnh có mặt mình xuất hiện ở đâu đó.
Vì vậy, với những quyết tâm về chính phủ điện tử và cách mạng công nghiệp 4.0 từng được nhiều lãnh đạo Việt Nam nhắc đi nhắc lại, Việt Nam cần tăng tốc công nghệ nhận diện khuôn mặt cho thủ tục hành chính, đặc biệt là sân bay.
Điều này sẽ giảm thời gian, chi phí của người dân và thúc đẩy du lịch. Cảm giác đầu tiên đến sân bay rất quan trọng, chúng ta cần hành động để tránh nhiều người thấy ngay sự... lạc hậu.
Mới đây ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đề nghị các sở ngành liên quan khẩn trương làm việc với bộ phận xuất nhập cảnh sân bay Đà Nẵng để giảm thời gian xuất nhập cảnh.
Du khách Hàn Quốc than thở khi vào Đà Nẵng thủ tục nhập cảnh qua sân bay rất lâu, có thể lên tới 50 phút/người. Việc chờ đợi thời gian dài làm thủ tục nhập cảnh gây ảnh hưởng tới tâm trạng của du khách trong chuyến du lịch. |
Khoảng 60% quốc gia có dùng nhận diện khuôn mặt ở sân bay
Không dừng ở khả năng mở khóa điện thoại thông minh, công nghệ nhận diện khuôn mặt (FRT) đã được khoảng 60% quốc gia trên thế giới sử dụng ở một số sân bay để giúp hành khách giảm thời gian chờ đợi, góp phần giảm nhân lực. Khuôn mặt con người đang dần thay thế thẻ lên máy bay và hộ chiếu.
Tại nhiều sân bay, không còn cần hành khách xuất trình hộ chiếu và thẻ lên máy bay tại khu vực kiểm tra an ninh hoặc cổng lên máy bay. Hành khách chỉ cần "quét" khuôn mặt của họ.
Trang Passport Photo Online đã lập một danh sách các số liệu thống kê, dữ kiện và xu hướng nhận diện khuôn mặt để làm sáng tỏ cách công nghệ này đang thay đổi thế giới.
Năm quốc gia sử dụng công nghệ FRT hàng đầu trên thế giới gồm: Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Mỹ triển khai công nghệ FRT tại các sân bay khá mạnh. 97% sân bay của nước này dự kiến sẽ triển khai công nghệ FRT vào cuối năm 2023. Theo số liệu từ Cục Hàng không liên bang (FAA), Mỹ có 19.633 sân bay trên cả nước.
Hiện nay, Cơ quan Hải quan và Kiểm soát biên giới Mỹ (CBP) đã sử dụng công nghệ FRT tại khoảng 200 sân bay và 12 cảng biển ở Mỹ.
Bỉ và Luxembourg là hai quốc gia duy nhất cấm nhận diện khuôn mặt.
Hệ thống nhận diện khuôn mặt của Interpol chứa hình ảnh khuôn mặt từ hơn 179 quốc gia, khiến nó trở thành cơ sở dữ liệu tội phạm toàn cầu duy nhất. |
Các tin khác

Ngày 30-5 sẽ đánh dấu cột mốc Trung Quốc lần đầu tiên đưa phi hành gia dân sự lên không gian, khi tàu vũ trụ Thần Châu 16 phóng thành công và hướng tới Trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đội tuyển của Đại học Công nghiệp Hà Nội giành chức vô địch sau 15 năm chờ đợi, đại diện Việt Nam dự Robocon Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023.

Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh công nhận giải thưởng nhà nước mới - Huân chương Gagarin - nhằm tôn vinh những người có công trong lĩnh vực khám phá vũ trụ của nước này.

Tên lửa Tianlong-2 của startup Trung Quốc Space Pioneer phóng thành công lần đầu tiên hồi tháng 4 với nhiên liệu là dầu kerosene hàng không gốc than đá.