Argentina dùng bức xạ nguyên tử triệt sản muỗi để ngừa sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/4/2023 | 8:55:32 AM

Khi phải đối mặt với một trong những đợt sốt xuất huyết tồi tệ nhất những năm gần đây, Argentina đã nghĩ ra phương pháp triệt sản muỗi bằng bức xạ rồi thả chúng vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi truyền bệnh.

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi aedes aegypti.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi aedes aegypti.

Theo hãng tin Reuters, trong năm nay, quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận trên 41.000 ca sốt xuất huyết do muỗi truyền, cao hơn nhiều so với số ca trong các đợt bùng phát lớn trước đó vào năm 2020 và 2016.

Nhà sinh vật học Marianela Garcia Alba thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia (CNEA) cho biết: "Do nhiệt độ ở nước ta và toàn cầu tăng nên loài muỗi truyền virus này cũng mang khả năng lây lan nhiều hơn. Quần thể của chúng tiếp tục di chuyển xa hơn về phía Nam”.

Để tìm cách ngăn chặn dịch sốt xuất huyết, các nhà sinh học của CNEA đã thử nghiệm triệt sản bằng bức xạ nguyên tử từ năm 2016. Hiện tại, các nhà sinh học đang triệt sản 10.000 con muỗi đực mỗi tuần và đặt mục tiêu tăng con số đó lên 500.000 con. Nhóm nghiên cứu dự kiến tung ra số muỗi đực triệt sản đầu tiên vào tháng 11 năm nay.

Ông Garcia Alba giải thích: "Chúng được triệt sản thông qua năng lượng ion hóa. Những con muỗi đực bị triệt sản sẽ được thả tự do vào đồng ruộng và khi chúng gặp muỗi cái, loăng quăng bọ gậy sẽ không thể sống được. Bằng cách thả liên tiếp những con đực như vậy, chúng ta có thể giảm số lượng muỗi truyền bệnh”.

Sốt xuất huyết được truyền qua vết cắn của muỗi aedes aegypti. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau mắt, đau đầu, nhức mỏi cơ và khớp, buồn nôn và mệt mỏi.

Trước đây, các nhà khoa học cũng sử dụng các kỹ thuật tương tự để triệt sản các loài muỗi gây bệnh như chikungunya hay Zika. Phương pháp này được chứng minh là có lợi trong việc kiểm soát dịch bệnh mà không gây hại cho môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên. Sự thành công của bức xạ nguyên tử trong kiểm soát dịch hại có thể cứu sống hàng triệu người trên toàn cầu, khiến nó trở thành một phương pháp đầy hứa hẹn để đối phó với dịch sốt xuất huyết và các đợt bùng phát trong tương lai.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
TS Nguyễn Thị Hoàng Dương là nhà khoa học người Việt đầu tiên nhận huy chương Colworth.

TS Nguyễn Thị Hoàng Dương (Kelly Nguyễn) sẽ được trao huy chương Colworth năm 2024 vì những kết quả nghiên cứu xuất sắc. Cô là nhà khoa học người Việt đầu tiên nhận huy chương này trong lịch sử 60 năm của giải thưởng.

Đĩa parabol đóng vai trò quan trọng trong lò phản ứng năng lượng mặt trời giúp sản xuất hydro.

Trong thử nghiệm, lò phản ứng mới tạo ra khoảng 500 gram hydro mỗi ngày, đáp ứng khoảng 1/2 nhu cầu điện của hộ gia đình 4 người.

Nhật thực lai - Ảnh: NASA

Khoảng 375.000 người trên toàn thế giới sẽ quan sát được "nhật thực lai" với một trong hai "khuôn mặt" là nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên.

Phương pháp phẫu thuật bằng robot giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân và vết thương chóng lành hơn.

Với sự hỗ trợ của robot 4 tay có tên “Da Vinci,” các bác sỹ ở Tây Ban Nha đã thực hiện rạch 1 phần nhỏ da, mỡ và cơ của bệnh nhân để lấy lá phổi tổn thương ra ngoài, sau đó đưa vào cơ thể lá phổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục