Không ngờ lỗ đen với kích thước đáng kinh ngạc lại được tìm thấy nhờ dự đoán của nhà khoa học Albert Einstein.
|
Nhờ dự đoán của Albert Einstein các nhà thiên văn học đã tìm thấy siêu lỗ đen với kích thước khổng lồ.
|
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học lừng danh nhất của thế giới. Tên của ông còn được sử dụng để nói về những người có đầu óc thiên tài.
Albert Einstein là người đưa ra thuyết tương đối và nhờ phát minh này của ông nhận thức về vũ trụ của nhân loại đã thay đổi hoàn toàn. Không chỉ vậy, những dự đoán của ông phần nào giúp các nhà khoa học có được nhiều phát hiện quan trọng về vũ trụ. Điển hình như siêu lỗ đen mới được tìm thấy bằng một ảo ảnh quang học do Albert Einstein từng dự đoán trước đó. Tầm ảnh hưởng của phát hiện này là gì?
Chúng ta đều biết lỗ đen là vật thể dày đặc trong vũ trụ. Chúng có lực hấp dẫn mạnh tới mức ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Siêu lỗ đen còn nặng hơn các lỗ đen tới hàng trăm nghìn lần. Tuy nhiên, ngoài siêu lỗ đen, những vật thể có khối lượng dày đặc về mặt thiên văn đến mức các nhà khoa học phải đưa ra cách phân loại mới là siêu lỗ đen khối lượng. Sự khác biệt duy nhất giữa lỗ đen thông thường và lỗ đen siêu khối lượng là kích thước của chúng.
Các nhà thiên văn học tại đại học Durham ở Anh sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn kết hợp với một siêu máy tính và tìm thấy lỗ đen ở Abell 1201, cách Trái đất 2,7 tỷ năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Các chuyên gia nhận thấy, tại trung tâm của một cụm thiên hà cách xa chúng ta hơn hai tỷ năm ánh sáng - Abell 1201 có một ảo ảnh quang học được gọi là thấu kính hấp dẫn đang xảy ra. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn này xảy ra khi ánh sáng chói từ một vật thể ở hậu cảnh uốn cong quanh một vật thể ở tiền cảnh.
Đây là lần đầu một siêu lỗ đen được tìm thấy nhờ sử dụng thấu kính hấp dẫn.
Khái niệm thấu kính hấp dẫn này có mối liên hệ chặt chẽ với thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Thuyết này dự đoán được các hiện tượng khác trong vũ trụ như các vật thể khối lượng lớn có khả năng làm cong các cấu trúc không, thời gian. Ông cũng từng dự đoán những đường cong này có thể hoạt động tương tự như một thấu kính phóng đại.
Từ dự đoán của Albert Einstein, các nhà thiên văn học đã xác định được lỗ đen với khối lượng gấp khoảng 30 tỷ lần Mặt trời. Siêu lỗ đen này nằm bên trong thiên hà sáng nhất thuộc cụm thiên hà Abell 1201. Thiên hà chứa lỗ đen này cũng chịu ảnh hưởng từ trường hấp dẫn của vật thể này.
Đây cũng là lần đầu tiên một siêu lỗ đen được tìm thấy bằng việc sử dụng thấu kính hấp dẫn. Các nhà khoa học cũng hi vọng trong thời gian tới sẽ tìm thấy thêm nhiều lỗ đen khác.
(Theo VTC)
Ngày 8/6, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái tổ chức Hội nghị bàn giao sản phẩm, kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) đã kết thúc, nghiệm thu năm 2022.
Ở Việt Nam, cá chạch bùn hay còn gọi là cá chạch sụn phân bố tự nhiên ở miền Bắc, miền Trung. Trong tự nhiên, cá chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.
TS Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự tại Trường Đại học Phenikaa vừa được trao giải King of Thailand Awards (Nhà vua Thái Lan) cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ Vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm.
Da điện tử dùng cho robot do nhóm chuyên gia tại Đại học Stanford phát minh có thể tự lành trong 24 giờ khi được làm ấm 70 độ C.