Các nhà khoa học Nga đã trồng thành công dưa hấu ở một nơi không tưởng: Nam Cực. Kỳ tích nông nghiệp này là một phần của thí nghiệm tại Trạm Vostok, một trạm nghiên cứu quanh năm của Nga nằm ở Cực Lạnh, được đặt tên như vậy vì nó được phân loại là nơi lạnh nhất trên Trái đất, nơi nhiệt độ được ghi nhận từng đạt tới mức - 89,2 độ C.
|
Một quả dưa hấu mọc ở Nam Cực. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI))
|
Dưa hấu đã xuất hiện ở khu vực ngày nay là Sudan hơn 4.300 năm trước và xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa của khu vực, bao gồm cả tại một ngôi mộ Ai Cập ở Saqqara. Nói cách khác, dưa hấu đã tiến hóa cách xa môi trường lạnh giá ở Nam Cực.
Để làm cho nhà kính của Trạm Vostok trở nên thân thiện hơn với dưa hấu, các nhà nghiên cứu từ Đoàn thám hiểm Nam Cực của Nga thuộc Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI), cùng với các đồng nghiệp từ Viện Nghiên cứu Vật lý Nông nghiệp và Viện Các vấn đề Y sinh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tạo ra một ốc đảo nơi họ có thể tăng nhiệt độ và độ ẩm không khí đến những điều kiện thuận lợi cho dưa hấu phát triển.
Nhóm nghiên cứu đã chủ ý lựa chọn hai giống dưa hấu chín sớm không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn khả năng thích nghi với áp suất khí quyển thấp và thiếu oxy bên trong nhà kính. Họ gieo hạt vào một lớp đất mỏng và sử dụng ánh sáng đặc biệt bắt chước ánh sáng mặt trời. Vì không có côn trùng để thụ phấn cho cây nên các nhà nghiên cứu phải thụ phấn cho nó bằng tay, theo một tuyên bố được dịch từ AARI.
8 quả dưa hấu ngọt sau 103 ngày nuôi trồng
Chính xác là 103 ngày sau khi gieo hạt, các nhà nghiên cứu đã được chào đón bằng 8 "quả chín ngọt" mọc trên 6 loại cây khác nhau. Theo một tuyên bố được dịch từ Hiệp hội Địa lý Nga, mỗi quả dưa nặng tới khoảng 1 kg với đường kính lên tới 13 cm.
Thí nghiệm không chỉ thành công trong việc chứng minh rằng, trong điều kiện thích hợp, dưa hấu có thể được trồng ở nơi lạnh nhất hành tinh, mà nó còn cung cấp một bữa ăn nhẹ thú vị cho các nhà khoa học sống trong điều kiện khắc nghiệt của Nam Cực.
Andrei Teplyakov, nhà địa vật lý hàng đầu của AARI, nói với Hiệp hội Địa lý Nga: "Đương nhiên, tất cả các nhà thám hiểm vùng cực đều vui mừng khi nhớ đến hương vị của mùa hè. Ngay cả việc quan sát cây con, sự phát triển và sự xuất hiện của trái cây... cũng đem đến những cảm xúc tích cực."
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học Nga trồng cây ở Vostok, nơi lạnh nhất thế giới. Năm 2020, các nhà nghiên cứu đã trồng thành công nhiều loại cây như thì là, húng quế, rau mùi, cải bắp… Năm 2021, các nhà khoa học Triều Tiên đã trồng dưa hấu tại King Sejong, phía tây của Nam Cực, nơi có nhiệt độ thấp nhất xuống đến – 25,6 độ C.
Sắp tới, các nhà khoa học có kế hoạch trồng thêm nhiều loại quả khác nhau như dâu tây, việt quất và mâm xôi.
(Theo TPO)
Nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trên toàn cầu đạt 20,96 độ C vào ngày 30/7, phá vỡ kỷ lục trước đó là 20,95 độ C ghi nhận vào tháng 3/2016.
Với những cập nhật chính sách mới của Google, người dùng có thể gỡ bỏ hình ảnh cá nhân phản cảm của mình bị đăng tải trái phép trên không gian mạng.
Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:
Tận dụng vỏ trấu, nhóm nghiên cứu của PGS. TS Lê Mỹ Loan Phụng thiết kế vật liệu chế tạo pin Li-ion với giá thành rẻ.