Tiếp tục cắt giảm chất suy giảm tầng ozone đến năm 2045

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/9/2023 | 8:00:58 AM

Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn, sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó để dừng nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040.

Trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất hydrochlorofluorocarbons (HCFC). (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất hydrochlorofluorocarbons (HCFC). (Ảnh minh họa)

Ngày 15/9, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Tham vấn Hoàn thiện Kế hoạch Quốc gia về Quản lý, Loại trừ các Chất làm Suy giảm Tầng Ozone, Chất gây Hiệu ứng Nhà kính được Kiểm soát và Kết quả Khảo sát, Đánh giá việc Thực hiện Quy định Pháp luật về Bảo vệ Tầng Ozone.

Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu Nguyễn Tuấn Quang cho biết, năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ozone 16/9 là: "Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ozone và giảm thiểu biến đổi khí hậu.”

Tại Việt Nam, một trong những bước tiến mạnh mẽ trong công tác quản lý, bảo vệ tầng ozone là việc luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ozone tại Điều 92 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Cùng với đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã đề ra các nội dung cơ bản về lộ trình quản lý, loại trừ các chất theo trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam thực hiện Nghị định thư Montreal; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các chất được kiểm soát; quy định nguyên tắc quản lý và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý các chất được kiểm soát, quy định về mức phạt áp dụng đối với các hành vi vi phạm về sử dụng chất được kiểm soát.

Chia sẻ về kết quả thực hiện quản lý loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal tại Việt Nam, bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phó trưởng Phòng Giảm nhẹ Phát thải Khí Nhà kính và bảo vệ tầng ozone, Cục Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam đã chung tay với cộng đồng quốc tế nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ tầng ozone, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone (CFC, Halon, CTC, HCFC, Methyl Bromide), chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC).

Đồng thời, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon, CTC từ ngày 1/1/2010, hạn chế nhập khẩu các chất Methyl bromide (chỉ sử dụng cho mục đích khử trùng).

Trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất hydrochlorofluorocarbons (HCFC).

Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn, sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó để dừng nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040.

Việt Nam đã triển khai lộ trình loại trừ các chất HFC nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC trong giai đoạn 2024-2028, loại trừ 10% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2029 cho đến năm 2034 và giảm dần tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn hiện việc xây dựng dự thảo Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.

Kế hoạch này có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện Nghị định thư Montreal.

Kế hoạch đề ra lộ trình đến năm 2045, các chất làm suy giảm tầng ozone và các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal được quản lý hiệu quả và loại trừ dần theo lộ trình thông qua việc chuyển đổi sang công nghệ sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng 0, phấn đấu đạt mục tiêu giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2 tương đương.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực thi quy định pháp luật về thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát…/.


(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lòng sông Ganges ở Prayagraj, Ấn Độ khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo dự báo, hơn 95% nguy cơ hình thái thời tiết El Nino sẽ tiếp diễn vào mùa Đông của Bán cầu Bắc từ tháng 1-3/2024, theo đó sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Mô phỏng cho việc đưa tế bào gốc của người vào phôi lợn. (Ảnh: J. Wang và cộng sự/Tế bào gốc tế bào 2023.)

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công cơ quan nội tạng của con người bên trong một loài động vật khác.

Tổ chức này sẽ gồm các nhà khoa học, các công ty công nghệ hàng đầu và các chuyên gia độc lập. Điều này sẽ giúp thế giới phản ứng nhanh và toàn cầu trước những tình huống phát sinh liên quan đến AI.

Mô hình trồng rau an toàn của gia đình chị Bùi Thị Quỳnh, thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, mang đặc thù của địa phương, có sức cạnh tranh trên thị trường...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục