Tổng thống Biden ban hành sắc lệnh "mang tính bước ngoặt" về AI

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 9:18:55 AM

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30.10 đã ban hành sắc lệnh hành pháp về quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm đưa Mỹ "dẫn đầu" trong nỗ lực toàn cầu quản lý rủi ro của công nghệ này.

Tổng thống Biden
Tổng thống Biden

Sắc lệnh "mang tính bước ngoặt" do Tổng thống Biden ký nói trên chỉ đạo các cơ quan liên bang Mỹ thiết lập những tiêu chuẩn an toàn mới cho hệ thống AI và yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ kết quả kiểm tra an toàn và các thông tin quan trọng khác với chính phủ Mỹ, theo AFP dẫn thông báo từ Nhà Trắng.

Trước khi ký sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden nhấn mạnh để tránh các nguy cơ về AI, không còn cách nào khác là "cần quản lý công nghệ này". Ông cho biết thêm Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh về các quy tắc quốc tế liên quan AI.

Sắc lệnh mới dựa trên Đạo luật Sản xuất quốc phòng thời Chiến tranh Lạnh, vốn cho phép chính phủ liên bang Mỹ có sự kiểm soát nhất định đối với các công ty khi an ninh quốc gia bị đe dọa. Sắc lệnh về AI cũng sẽ giải quyết các rủi ro đối với cơ sở hạ tầng quan trọng và tìm cách bảo vệ trước nguy cơ AI được sử dụng để phát triển các vật liệu sinh học nguy hiểm.

Với sự phát triển nhanh chóng của những hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT, sắc lệnh cũng yêu cầu phát triển "hướng dẫn mới về việc xác thực nội dung và đánh dấu mờ nhằm gắn nhãn một cách rõ ràng cho nội dung do AI tạo ra".

Các cơ quan liên bang Mỹ sẽ được yêu cầu sử dụng những công cụ trên "để giúp người Mỹ dễ dàng biết rằng những thông tin liên lạc họ nhận được từ chính phủ của họ là xác thực".

Tổng thống Biden đã cam kết Mỹ sẽ đi đầu trong việc thực hiện lời hứa và quản lý rủi ro về AI. Theo đó, Mỹ đang đối mặt với sự cạnh tranh từ Liên minh châu Âu (EU). Các cơ quan quản lý EU đã vượt xa các cơ quan quản lý Mỹ về những quy tắc mang tính bước ngoặt liên quan quyền riêng tư và an toàn dữ liệu, và đang tìm cách thiết lập khung pháp lý về AI trước cuối năm nay, theo AFP.

(Theo TNO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra biện pháp chiết xuất hóa chất hữu ích từ nước bị nhiễm kim loại nặng để sản xuất vật liệu bán dẫn có giá trị một cách bền vững, thân thiện với môi trường.

Hệ thống CST quy mô lớn đòi hỏi khoảng 10.000 tấm gương lớn để thu thập năng lượng mặt trời.

Các nhà nghiên cứu Australia cải tiến công nghệ năng lượng mặt trời tập trung giúp tăng nhiệt độ vận hành của hệ thống lên hơn 800 độ C.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Chiều 29/10, tại Hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn, mạng lưới bán dẫn Việt Nam được ra mắt. Đây là bước tiến mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Dòng Chip 5G do tập đoàn Viettel thiết kế, phát triển.

Chip 5G do Viettel phát triển được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam làm chủ hệ sinh thái 5G và là bước đà để tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục