Loại nhựa mới có thể tự chữa lành, tự phân hủy

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/11/2023 | 2:50:05 PM

Loại nhựa mới có thể tự chữa lành, tự phân hủy được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt cho các sản phẩm gia dụng, công nghiệp.

Miếng nhựa VPR có thể tự trở về hình dạng ban đầu
Miếng nhựa VPR có thể tự trở về hình dạng ban đầu

Các nhà khoa học Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho biết vừa phát triển một loại vật liệu nhựa mới được gọi là VPR với ưu điểm bền, đàn hồi, có khả năng tự chữa lành và tự phân hủy sinh học một phần.

Họ dự đoán VPR có thể "đánh bại" nhiều loại nhựa công nghiệp hiện nay, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề môi trường toàn cầu cấp bách.

VPR được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa nhựa epoxy vitrimer và các phân tử polyrotaxane.

Theo phó giáo sư Shota Ando - tác giả chính của nghiên cứu - thông thường nhựa vitrimer khá giòn, đặc biệt ở nhiệt độ phòng. Vì thế, nhóm nghiên cứu tìm cách thêm polyrotaxane để tối ưu hóa công năng.

Kết quả nhóm tạo được loại nhựa mới VPR có độ bền cao hơn 5 lần so với nhựa vitrimer thông dụng.

Loại nhựa này còn có khả năng tự chữa lành. Trong trường hợp bị trầy xước, nhựa có thể tự vá lại "vết thương" nếu được làm nóng đến nhiệt độ 150oC.

Quá trình chữa lành chỉ diễn ra trong vòng 60 giây, nhanh hơn 15 lần so với một số loại vật liệu tự chữa lành hiện nay. Khả năng tự phục hồi giúp đảm bảo độ bền cho vật liệu và giảm lãng phí cho người sử dụng.

Vật liệu mới còn nhớ được hình dạng, theo phó giáo sư Shota Ando. Chẳng hạn, đem đun nóng, để nguội rồi làm phẳng một miếng nhựa, nó có thể tự gập lại hình dạng như thời điểm ngay sau khi được đun nóng.

Theo ông Ando, trong trường hợp bị thải ra môi trường, loại nhựa VPR cũng ít gây tác động hơn. Các thí nghiệm chỉ ra nếu ngâm một mẩu nhựa VPR trong nước biển 30 ngày, miếng nhựa sẽ phân hủy sinh học 25%. Các phân tử được giải phóng không gây hại cho các sinh vật biển.

Với nhiều ưu điểm như vậy, vật liệu mới hứa hẹn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ sản phẩm gia dụng đến công nghiệp, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

(Theo TTO)

Các tin khác
Hình minh họa do NASA công bố ngày 21/2/2013 cho thấy một lỗ đen siêu lớn trong thiên hà xoắn ốc NGC 1365.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hố đen lâu đời nhất từ trước đến nay, được hình thành chỉ 470 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) - vụ nổ khổng lồ cách đây 13,8 tỷ năm sinh ra vũ trụ của chúng ta.

Công đoạn thu gom bùn thải ở nhà máy phục vụ nghiên cứu.

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (Đại học Cần Thơ) tham gia nghiên cứu vật liệu dạng bê tông chịu lực từ bùn thải và tro bay ứng dụng vào san nền.

Thực hiện truyền tế bào gốc cho người bệnh.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân với sự chuyển giao kỹ thuật của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Robot Digit của Agility Robotics.

Tạo robot có hình dáng và sự khéo léo giống con người là giấc mơ kéo dài hàng thập kỷ và đang được hiện thực hóa với tốc độ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục