Viễn thông Việt Nam tăng trưởng hàng đầu thế giới
- Cập nhật: Chủ nhật, 17/6/2007 | 12:00:00 AM
Thị trường viễn thông Việt Nam trong vài năm gần đây đã đạt mức tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới, tới 25% mỗi năm. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vượt qua một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc về mức độ sử dụng dịch vụ.
Ứng dụng hiệu quả CNTT tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
|
GS.TSKH Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BC-VT), Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, cho biết như vậy tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58/CT-TƯ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH diễn ra ngày 15/6, tại Hà Nội.
Theo Bộ trưởng, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 58, CNTT-VT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, với doanh thu hàng năm trên 4 tỷ USD và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Mạng thông tin quốc gia phát triển nhanh với nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng ngày một tốt hơn. Giá cước giảm mạnh trên cơ sở xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp.
Dân số sử dụng Internet ngày càng tăng chóng mặt (hiện tại mật độ thuê bao Internet đạt trên 12 thuê bao/100 dân), điều đáng mừng là cả những người nông dân cũng quan tâm đến Internet.
Bộ trưởng Đỗ Trung Tá hào hứng: “Tôi thực sự phấn khởi khi sự kiện đứt cáp nối đi quốc tế khi xảy ra động đất ở Đài Loan, có những nông dân tận đồng bằng sông Cửu Long đã yêu cầu Bộ BCVT nhanh chóng kết nối lại”
"Sắp tới chúng ta sẽ có tuyến cáp quang nối thẳng tới Hongkong. Công nghệ Wimax đang được tiến hành thử nghiệm để tiến tới cấp phép cung cấp dịch vụ này. Công nghệ thực tế và chiến lược phát triển đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta”.
Theo Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và Internet sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD vào năm 2010.
CNTT len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống
Cũng trong hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58 giai đoạn 2001 - 2005, nhiều thành tựu về CNTT đã được nêu ra. CNTT đã thực sự len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH tại Việt
Hiện nay, 63/64 tỉnh thành có Sở BCVT là cơ quan quản lý trực tiếp tại địa phương đối với các vấn đề về CNTT - VT. 22/26 bộ và cơ quan ngang bộ có trang tin điện tử nhằm đem đến cho người dân các chủ trương, chính sách của nhà nước. Có trên 50 sàn giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực ngân hàng, dệt may, hàng tiêu dùng…
Bên cạnh những điểm đạt được, thì vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn cãi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và phần cứng.
Mục tiêu công nghiệp phần mềm đạt 500 triệu USD, nhưng thực tế sau 5 năm chúng ta chỉ đạt được 200 triệu USD. Chỉ tiêu máy tính và thiết bị truyền thông sản xuất trong nước đáp ứng 80% nhu cầu nội địa vẫn chưa thể đạt được dù năm qua, mức đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể với các đại gia như Intel, Fujisu…
Vấn đề nhân lực CNTT cũng được đề cập như một yếu tố quan trọng với báo cáo “Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực CNTT” do lãnh đạo Bộ GD - ĐT trình bày tại hội nghị.
Năm 2005, Việt Nam có 62 trường ĐH và 71 trường CĐ đào tạo về CNTT. Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT tăng từ 4.000 vào năm 2000 lên 9.000 vào năm 2002 và được duy trì ở mức 10.000 trong các năm từ 2003-2005. Tổng cộng đã có 44.000 SV nhập học ngành CNTT trong 5 năm qua.
Từ năm 2001 đến năm 2005 chỉ tiêu đào tạo thêm 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau có thể xem là đạt được. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT.
Sau Chỉ thị 58, nhiều văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho lĩnh vực CNTT đã được ban hành, Từ năm 2000 đến nay, đã có hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật về CNTT-TT đã được xây dựng và phê duyệt. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật CNTT, danh mục chi ngân sách nhà nước đã có mục chi riêng cho CNTT.
Nhiều văn bản có tính quyết định trong việc định hướng phát triển CNTT trong thời gian tới như: Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, Kế hoạch Tổng thể phát triển thương mại điện tử đến 2010, Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển,… cũng được đưa ra.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia CNTT thì hệ thống văn bản này chưa thực sự đầy đủ và phù hợp với công nghiệp CNTT Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm. |
Các tin khác
Hãng bảo mật Symantec cảnh báo một mã độc tấn công OpenOffice.org có khả năng lây nhiễm lên nhiều hệ điều hành khác nhau lại vừa được tin tặc tung lên mạng Internet.
Là phiên bản của Triển lãm Vietnam Telecomp 2006 và những năm trước đây, Triển lãm và Hội nghị Truyền thông Quốc tế - Vietnam Comm 07 vừa được hai nhà đồng tổ chức là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và công ty Dịch vụ triển lãm Adsale (Hông Kông) giới thiệu chiều 12/6.
Hãng phân tích thị trường Forrester Research hôm qua đưa ra dự báo rằng số lượng máy tính được đưa vào sử dụng trên toàn thế giới sẽ đạt một tỷ chiếc vào cuối năm 2008 và tăng lên hai tỷ chiếc vào năm 2015.
Một chiến dịch tấn công thư rác mạo danh bản tin cảnh báo bảo mật của Microsoft vừa được tin tặc khởi động với mục tiêu lừa người dùng tải về và cài đặt một con trojan nguy hiểm.