Mẫu màn hình QD-OLED vừa ra mắt của MSI có độ phân giải 4K, tích hợp AI và có giá dự kiến lên tới 1.700 USD (khoảng 43 triệu đồng).
|
AI Sky Sight (nhận biết qua phần thanh ánh sáng phía dưới viền màn hình) giúp phát hiện và cảnh báo nhiều thông tin cho người chơi, mang lại lợi thế trong giao tranh.
|
Ở triển lãm Computex 2024 đang diễn ra tại Đài Loan, hãng công nghệ MSI đã ra mắt hàng loạt thiết bị mới tích hợp AI, phụ vụ đa dạng nhu cầu người dùng từ văn phòng, doanh nghiệp, thiết kế đồ họa tới giải trí.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của mẫu màn hình tích hợp AI đầu tiên trên thế giới, nhắm tới tập khách hàng là game thủ hoặc những người ưa thích giải trí bằng trò chơi điện tử.
Model có tên MEG 321URX trang bị tấm nền QD-OLED thuộc dòng màn hình gaming, sở hữu độ phân giải 3840 x 2160p, tần số quét 240 Hz, thời gian phản hồi chỉ 0,03 ms. Ngoài việc sở hữu thông số ấn tượng, thiết bị này còn đi kèm một thanh hiển thị ánh sáng đặc biệt được MSI đặt tên là AI Sky Sight.
AI Sky Sight (nhận biết qua phần thanh ánh sáng phía dưới viền màn hình) giúp phát hiện và cảnh báo nhiều thông tin cho người chơi, mang lại lợi thế trong giao tranh.
Công nghệ này từng xuất hiện tại CES 2024 nhưng theo đại diện của MSI tại gian trưng bày sản phẩm, phiên bản được ứng dụng trên MEG 321URX đã thay đổi, do vậy hãng tự tin khẳng định model này là mẫu "màn hình gaming AI thực thụ đầu tiên trên thế giới".
Sky Sight sử dụng công cụ AI để quét toàn bộ nội dung trò chơi đang hoạt động và cung cấp cho người dùng thêm những thông tin phụ mà không có trên màn hình gaming thông thường.
Trong phần mô phỏng tại Computex 2024 với tựa game Monster Hunter, AI Sky Sight quét toàn bộ nội dung đang có trên màn hình, hiển thị thông báo theo thời gian thực, đồng thời cảnh báo khi có đối phương xuất hiện trong khung hình dù người chơi còn chưa kịp nhận ra sự bất thường. Những "biến động" này được hiển thị dưới dạng HUD (hệ thống hiển thị) trực quan.
Bằng việc sử dụng công cụ nhận diện hình ảnh thông minh, MEG 321URX có thể nhận dạng những yếu tố khác nhau như mức độ máu, trạng thái của nhân vật, tình trạng vũ khí... Tất cả đều được cập nhật theo thời gian thực.
Mô hình AI này cũng có thể được huấn luyện thêm để phù hợp cho riêng nhu cầu của người chơi thông qua các bản cập nhật phần mềm.
(Theo VTC)
Sáng sớm 4/6/2024, hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) bị tấn công mã hóa dữ liệu (ransomware).
Bằng cách mô phỏng đặc tính mất cân bằng động của các mạng lưới thần kinh xung của bộ não, nhóm nhà khoa học đã chế tạo ra một công cụ dựa trên sự chú ý.
4 lỗ hổng CVE-2024-30040 trong Windows MSHTML Platform cho phép đối tượng tấn công vượt qua cơ chế bảo vệ; 3 lỗ hổng CVE-2024-30051, CVE-2024-30032 và CVE2024-30035 trong Windows DWM Core Library cho phép đối tượng tấn công leo thang đặc quyền…
Loại da điện tử này có thể được tích hợp vào các robot chuyên hoạt động khám phá ở những vùng lạnh lẽo nhất trên Trái đất.