Hàn Quốc tìm thấy gen có thể trị chứng trầm cảm

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/7/2012 | 1:28:18 PM

Hiện nay, số người bị mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng tăng lên nhưng vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đã lần đầu tiên phát hiện lý do mắc bệnh trầm cảm liên quan đến gen.

Theo Tạp chí học viện khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) số ra tháng Sáu vừa qua, nhóm nghiên cứu của Đại học Y Hanyang của Hàn Quốc do Giáo sư Sohn Hyun hướng dẫn đã phát hiện ra rằng một loại gen có tên Neuritin tại vùng chân hải mã có liên quan đến chứng trầm cảm.

Chân hải mã là vùng não kiểm soát trí nhớ, ý thức và tính khí.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột bạch mắc bệnh trầm cảm bằng cách cho chúng căng thẳng trong 35 ngày.

Trong não của chuột bị trầm cảm, số lượng gen Neuritin đã giảm xuống nhưng gen này sau đó đã hồi phục ở mức bình thường nhờ uống thuốc điều trị.

Khi nhóm nghiên cứu tìm cách tăng số lượng Neuritin thì chứng trầm cảm ở chuột suy giảm. Ngược lại, khi bị ức chế phát triển gen Neuritin, con chuột tỏ ra bị căng thẳng.

Kết quả này chứng minh vai trò quan trọng của Neuritin trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm.

Các chuyên gia phân tích kết quả này sẽ được vận dụng đa dạng trong những nghiên cứu về chứng bệnh liên quan tới thần kinh.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Sinh viên Khoa Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thực tập trong phòng thí nghiệm.

Chiều 3-7, Bộ KH-CN và Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội thảo “Chính sách phát triển nhân lực KH-CN”. Tại đây, một lần nữa chính sách đãi ngộ cán bộ KH-CN cũng như tình trạng “chảy máu chất xám”, thiếu hụt đội ngũ nhà khoa học kế cận đã trở thành trọng tâm của cuộc hội thảo.

Hình ảnh do ESA chụp lại trên bề mặt sao Hỏa.

Cơ quan vũ trụ châu Âu Mars Express vừa tìm thấy bằng chứng cho thấy trên bề mặt sao Hỏa tồn tại mạch nước ngầm và đất sét cách đây ít nhất một tỷ năm.

Trước ngày 30/6, các nhà khoa học đã bổ sung giây nhuận 24 lần kể từ năm 1972.

Các chuyên gia về thời gian trên khắp thế giới sẽ thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày 30/6.

Ngày 27-6, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam về Dự án khả thi giải mã trình tự và phân tích bộ gene người Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục