Vệ tinh do Việt Nam chế tạo vào vũ trụ
- Cập nhật: Thứ hai, 16/7/2012 | 8:10:17 AM
Ngày 21-7 tới, vệ tinh nhỏ F-1 do Đại học FPT sáng chế sẽ bay vào không gian, ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu Không gian (FSpace), Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT - ĐH FPT cho biết.
Vệ tinh F1 được Viện Tên lửa giúp thử nghiệm chấn động (shock test), với kết quả thành công.
|
Vệ tinh F-1 có kích thước 10x10x10 cm, nặng 1 kg đã vượt qua kỳ đánh giá an toàn bay, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Do đó F-1 được chính thức chấp nhận tham gia chương trình phóng vệ tinh nhỏ do JAXA và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phối hợp tổ chức.
F-1 được FSpace bắt tay vào nghiên cứu chế tạo từ năm 2008 với tổng chi phí gần bốn tỷ đồng, hiện đã được đưa đến Trung tâm Vũ trụ Tsukuba, Nhật Bản để tập kết cùng 4 vệ tinh nhỏ khác, sau đó sẽ được chuyển đến Trung tâm vũ trụ Tanegashima, đảo Tanegashima ở phía nam Nhật Bản.
Theo dự kiến vào 11h18 sáng (giờ Nhật Bản) hay 9h18 sáng (giờ Hà Nội) ngày 21-7, F-1 cùng bốn vệ tinh khác sẽ được đưa vào vũ trụ nhờ tên lửa đẩy HII-B của JAXA.
Đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thực hiện sáng chế và phóng vệ tinh nhỏ lên vũ trụ. Trong khi đó, trên thế giới công việc này đã trở thành xu thế trong suốt một thập kỷ qua.
(Theo TPO)
Các tin khác
Khắc phục điểm yếu của các dòng điện thoại thông minh đó là do chạy nhiều ứng dụng nên nhanh hết pin, những "dế" này có thể đàm thoại liên tục ít nhất 7, 8 giờ đồng hồ đáng để bạn chọn, hiện đang có mặt trên thị trường Việt.
Theo Đài Australia, lượng phóng xạ Polonium-210 trong thuốc lá gây khoảng 2% các trường hợp tử vong do thuốc lá, tương đương với khoảng vài nghìn ca tử vong chỉ tính riêng ở Mỹ.
Các thương hiệu lớn của thế giới như Microsoft, Canon, Nissan… luôn chú trọng vấn đề logo, đảm bảo hình ảnh này trong mắt công chúng đơn giản nhất nhưng cũng ấn tượng và dễ nhớ nhất.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển một chất mới giúp theo dõi và thậm chí ngăn chặn tế bào ung thư của khối u chính di căn sang các cơ quan nội tạng lân cận.