Sắp có nguyệt thực nửa tối ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/11/2012 | 2:10:41 PM

Tối 28/11, Việt Nam nằm trong khu vực có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phần bóng Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời (gồm bóng tối và bóng nửa tối).
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phần bóng Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời (gồm bóng tối và bóng nửa tối).

Tháng 11 này là tháng có nhiều sự kiện thiên văn nhất trong năm nay. Ngày 13/11, Australia đã có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần và sau đó là trận mưa sao băng Leonids dịp cuối tuần trước. Thế nhưng, thường xảy ra trước hoặc sau nhật thực toàn phần trong tháng âm lịch, hiện tượng nguyệt thực nửa tối cũng là sự kiện thiên văn đáng chú ý.

Hiện tượng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, tức là nhìn từ Mặt Trăng, Trái Đất che khuất chỉ một phần của Mặt Trời. Loại nguyệt thực này, theo thống kê của 5 thiên niên kỷ (từ năm 2000 TCN đến năm 3000 SCN), chiếm 36,3%.

Theo giờ Việt Nam, Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối lúc 19g15’, đạt cực đại lúc 21g34’ và đi ra lúc 22g51’. Thời gian quan sát như vậy là nằm gọn trong cả buổi tối nên rất thuận lợi. Tuy vậy, khoảng thời gian quan sát tốt nhất hiện tượng này là từ 21g00 đến 22g00. Cùng với Việt Nam, phần lớn khu vực châu Á Thái Bình Dương và Alaska đều có cơ hội quan sát hiện tượng này.

Các khu vực trên thế giới quan sát được Nguyệt thực nửa tối 28/11.


Khác với nguyệt thực một phần hoặc toàn phần, không có phần nào của Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn khỏi ánh sáng Mặt Trời và do đó sẽ tối đi không nhiều. Để nhận ra được sự thay đổi độ sáng, Mặt Trăng phải đi vào vùng nửa tối trên 60%. Tuy nhiên, lần này, tỉ lệ đó lên tới 91,55% và ta có thể nhận thấy rõ sự chênh lệch độ sáng giữa nửa Bắc và Nam của Mặt Trăng.

Mô phỏng đường đi của Mặt Trăng qua bóng Trái Đất ngày 28/11.


Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn xảy ra mỗi năm từ 2 đến 5 lần. Khác với nhật thực, chỉ những người có mặt ở một phần bề mặt Trái Đất được bóng của Mặt Trăng quét qua mới quan sát được, nguyệt thực có thể quan sát được ở những nơi có Mặt Trăng trên bầu trời vào thời gian diễn ra nguyệt thực. Chúng ta không cần dụng cụ hỗ trợ quan sát đặc biệt nào phục vụ quan sát. Tuy nhiên, cần chú ý giữ ầm giữa thời tiết mùa đông.

Một loại nguyệt thực nửa tối đặc biệt là nguyệt thực nửa tối toàn phần, tức là Mặt Trăng đi hoàn toàn vào trong vùng bóng nửa tối nhưng không đi vào vùng bóng tối. Đây là hiện tượng hiếm gặp, trong thế kỷ 21 chỉ có 5 lần diễn ra, vào các năm 2006, 2053, 2070, 2082 và 2099, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng số các nguyệt thực nửa tối.
(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Các chuyên gia phẫu thuật tim của Nga đã cấy ghép thành công mẫu van tim nhân tạo mới nhất thế giới do các nhà khoa học nước này tự nghiên cứu và chế tạo.

ESA và Roscosmos sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong hoạt động thám hiểm sao Hỏa vào cuối năm 2012.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) sẽ ký một thỏa thuận về việc thám hiểm sao Hỏa trong vài năm tới.

Máy bay Discoverer do Tập đoàn Unmanned chế tạo.

Thỏa thuận hợp tác mới với Thụy Điển có thể mở ra triển vọng về một nền công nghiệp máy bay không người lái hiện đại cho Việt Nam.

Mưa sao băng Leonids, một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý của năm, sẽ được nhìn thấy tại Việt Nam cuối tuần này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục