Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)

Ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2022 | 7:30:02 AM

YênBái - Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) và các địa phương trong tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Trang thiết bị, cơ sở vật chất Trường Tiểu học thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên được đầu tư, phục vụ tốt cho việc dạy và học.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất Trường Tiểu học thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên được đầu tư, phục vụ tốt cho việc dạy và học.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 286 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 64,6%; trong đó 112 trường mầm non, đạt 62,6%; 35 trường tiểu học, đạt 61,4%; 94 trường TH&THCS, đạt 73,4%; 35 trường THCS, đạt 66,0%; 10 trường THPT, đạt 37,0%. Song song với đó, trên địa bàn tỉnh có 25 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. 

Nói về vấn đề này, đồng chí Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: "Ngành chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và tập trung nguồn lực đầu tư các hạng mục công trình cơ bản, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa phòng học, các phòng chức năng theo kế hoạch, ưu tiên đầu tư thiết bị dạy học cơ bản theo chương trình giáo dục phổ thông mới...". 

Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên tiếp tục cử đào tạo để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định và tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo các bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Đối với việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học đã tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, ngành đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cải tiến chất lượng, kiểm tra và thanh tra chuyên môn.

Văn Yên là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 46/63 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 73% (đạt kế hoạch năm), ước hết năm 2022 tiếp tục đề nghị công nhận mới 1 đơn vị trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 47 trường (vượt kế hoạch 1 trường); dự kiến đến năm 2023 có thêm 9 đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 56 đơn vị trường trong toàn huyện. 

Bà Hà Thị Hương Mai - Phó Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Ngay từ đầu năm 2022, theo chỉ tiêu giao trong Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy, phòng đã tham mưu cho huyện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022, bám sát các xã trong lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu”. 

Trường Tiểu học thị trấn Mậu A là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đầu tiên của tỉnh và duy trì 24 năm. Thầy giáo Lê Văn Hùng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Nhà trường không ngừng nỗ lực tiếp tục duy trì chuẩn. Hiện nhà trường đang tập trung toàn lực phấn đấu hết năm 2022, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2”. 

Huyện Yên Bình là đơn vị có tỷ lệ trường đạt chuẩn khá cao so với các địa phương trong tỉnh. Ông Nguyễn Văn Lịch - Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Để đáp ứng yêu cầu các tiêu chí theo thông tư mới của Bộ GD&ĐT, phòng đã tham mưu cho huyện quan tâm tập trung các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đồng bộ, nâng cấp cảnh quan, khuôn viên, đáp ứng các tiêu chí theo chuẩn mới; chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học; quản lý trường học theo mô hình mới. Đến nay đã có 44/56 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 78,57%, trong đó 18/22 trường mầm non, đạt 81,81%; 3/4 trường tiểu học; 19/22 trường TH&THCS...”. 

Để công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp thấy rõ vai trò của mình trong công tác xã hội hóa giáo dục, từ đó chung tay đóng góp sức người, sức của, đáp ứng tốt những điều kiện có thể cho sự nghiệp "trồng người” của tỉnh.

Trần Minh

Tags Nhà giáo Việt Nam Yên Bái trường chuẩn quốc gia công nghiệp hóa hiện đại hóa chuyển đổi số

Các tin khác
Lục Vân Anh (thứ tư bên trái sang) nhận bằng khen của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam dành tặng các gương thanh niên có thành tích hoàn thành xuất sắc trong phát triển kinh tế theo mô hình hợp tác xã năm 2022.

Sinh năm 1987, dân tộc Tày, là thạc sĩ nông nghiệp, hiện là Phó Bí thư Chi đoàn Khuyến nông huyện Lục Yên, Lục Vân Anh luôn chăm chỉ, nỗ lực, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để biến ước mơ khởi nghiệp từ việc trồng rau hữu cơ và trải nghiệm trở thành hiện thực; mang đến nguồn sinh kế cho nhiều thanh niên nông thôn.

Dù phòng trọ có xập xệ, nhưng Trung vẫn dành riêng một góc gần cửa sổ làm nơi học tập, để bạn viết tiếp ước mơ của cuộc đời mình

Vừa thi xong kỳ thi THPT, Trung đón xe từ Yên Bái xuống Hà Nội để xin làm thêm. Mỗi ngày được trả tiền công 100.000 đồng, sau hai tháng làm thêm bạn tích cóp đủ tiền đóng học phí.

Nam sinh Nguyễn Văn Mạnh.

Nam sinh lớp 12 ở Nghi Lộc giành giải nhất môn Vật lý và giải nhì môn Toán trong kỳ thi chọn học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Hoàng Trâm Anh xuất sắc nhận được học bổng ASEAN toàn phần.

Tự đánh giá bản thân không sở hữu "profile khủng" như bạn bè đồng trang lứa, Nguyễn Hoàng Trâm Anh (Hà Nội) vẫn giành được học bổng ASEAN toàn phần từ Chính phủ Singapore.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục