“Bệnh” lạ!!!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/3/2012 | 3:05:32 PM

Thực ra “căn bệnh” ấy không còn xa lạ, có thể còn đang tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng mọi người “giả vờ” không biết. Đó chính là bệnh vô cảm - một “căn bệnh”, nghe có vẻ bình thường nhưng tác hại của chúng thì không tầm thường chút nào.

Sự rung động của mỗi trái tim sẽ cảm nhận được sự vật diễn ra thật vô cùng ý nghĩa.
Sự rung động của mỗi trái tim sẽ cảm nhận được sự vật diễn ra thật vô cùng ý nghĩa.

Người máy - một phát minh vĩ đại của loài người, qua năm tháng chúng đang được “tiến hóa” để trở nên giống loài người từ giọng nói, hành động…

Nhưng trong khi người ta đang cố gắng chế tạo ra những con chíp gắn vào người máy làm cho chúng có cảm xúc thì chính loài người lại làm điều ngược lại, tức là tự biến mình thành những con rô bốt không có cảm xúc.

Bệnh vô cảm bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt như đứng trước một điều tốt đẹp, một nhân cách cao thượng mà trong lòng không một chút cảm động, thán phục hay đơn giản coi việc nhường chỗ cho các cụ già, giúp đỡ những người khuyết tật… không phải là việc của mình.

Vô cảm trước những điều nhỏ nhặt ấy để rồi tiến xa hơn là sự vô cảm trước cái tốt và cái xấu trong xã hội. Đáng sợ hơn, nó làm cho tính ích kỷ lớn nhanh hơn, tính độc ác và tàn nhẫn có cơ hội lớn mạnh.

Bạn có thể nhìn thấy, bắt gặp nhiều người đang hò reo, cổ vũ cho một trận đánh nhau của chúng bạn nhưng họ lại không khóc khi nhìn thấy một cảnh đời thương tâm nào đó…

Suy cho cùng tình yêu thương là cảm xúc chi phối con người nhiều nhất, vì vậy, vô cảm tức là thiếu tình yêu thương. Người vô cảm không yêu bản thân, gia đình và xã hội này nên mọi thứ đối với họ đều là “tập hợp rỗng”; Giải pháp duy nhất chỉ có thể là bù đắp tình yêu thương cho chính bản thân họ. Nếu biết mở lòng với xã hội, hòa mình vào cuộc sống thì ta sẽ thấy cảm xúc trong ta sẽ luôn “sống” như chưa bao giờ bị đóng băng cả.

Đó là những suy nghĩ của tôi về “bệnh” vô cảm. Bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không? Khi viết xong những suy nghĩ này, tôi nhận thấy hình như mình cũng đang có những “triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh vô cảm” thì phải? Có lẽ bây giờ tôi cần nghe nhiều hơn, ngắm nhìn cuộc sống này nhiều hơn, mở lòng nhiều hơn với mọi người…

Lương Thị Thu Hà (Lớp 11A2, Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ)

Các tin khác

Gia đình trong tôi là những ngọn nến lung linh thắp sáng như trong một bài hát có lẽ ai yêu quý gia đình đều biết.

Bà và cháu. (Ảnh minh họa.)

Không biết từ lúc nào, hình ảnh bếp lửa bập bùng của ngoại đã đi sâu vào tâm trí tôi. Nó cứ thoáng hiện lên mỗi khi tôi nhìn thấy hình ảnh bà và cháu bên bếp lửa gần gũi, thân quen của làng quê Việt Nam.

Mùa phượng - mùa thi - mùa chia ly. (Ảnh: Thanh Thủy)

Chia tay 5 năm tiểu học, dù rằng phượng vẫn nở nhưng tôi không gọi đó là mùa chia tay, bởi lẽ đấy là bước đi đầu đời của tôi. Lớn hơn một chút, 4 năm học cấp hai lặng lẽ qua đi, tôi bắt đầu cảm thấy xao xuyến, tâm hồn một đứa bé dường như thêm phần chững chạc.

Ảnh Thanh Miền

Chưa bao giờ con nói với ngoại điều này, rằng ngoại là người tuyệt vời nhất. Ít ngày nữa là mừng thọ ngoại 80 tuổi. Con đang lớn lên, đang khám phá những điều thú vị của cuộc sống này. Nhưng thêm một tuổi đồng nghĩa với việc ngày con xa ngoại càng gần...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục