Xin đừng vô cảm
- Cập nhật: Thứ ba, 10/4/2012 | 3:12:07 PM
Tôi đã từng nghe nói về tính vô cảm trong cuộc sống, nhưng khi tận mắt chứng kiến nó tôi mới thấy được tại sao giờ đây các bậc phụ huynh lại cố gắng giáo dục con mình không trở nên vô cảm.
Khu nhà nơi tôi lớn lên và sinh ra là nơi có rất nhiều ngôi nhà đẹp với những khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Nhưng không chỉ có vậy, bên cạnh đó vẫn có những căn nhà lụp xụp của những gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề thu gom rác.
Hàng ngày, họ đi tới những bãi rác trong thành phố để hi vọng kiếm chút đỉnh nuôi sống gia đình. Nhà bà Yên cũng là một trong những gia đình như vậy. Sáng nào bà cũng ra khỏi nhà từ sớm, không kể mưa gió.
Hôm ấy là một ngày mưa rất to, bà Yên đạp xe đến cách nhà tôi một quãng thì bỗng dưng bị ngã. Những người sống trong biệt thự gần đó thấy vậy chỉ đứng nhìn, trong khi tôi chạy vội đến và phải vất vả lắm mới đỡ được bà Yên đứng dậy, may mà bà chỉ xây sát nhẹ.
Vậy mà khi tôi đến gần, họ còn bảo: “Bà già bới rác ấy mà, già rồi còn đi lung tung làm gì không biết”. Tôi vặc lại thì bị họ nói là: “Mới trẻ con đã lắm lời thế”.
Tôi thật không hiểu tại sao họ có hể nói những lời như vậy với chính những người hàng xóm của mình. Có lẽ họ đã quá sung sướng nên không thể hiểu được cuộc sống của những người nghèo khổ. Vậy phải chăng vô cảm đã là một căn bệnh phổ biến đến vậy trong cuộc sống?
Nguyễn Thúy Hiền (Lớp 11 Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành)
Các tin khác
- Con không mặc đâu, cái áo len mẹ đan xấu lắm. Mặc đến lớp, các bạn cười chê. Con nhất định không chịu mặc đâu. Chào mẹ, con đi học đây.
Không ai có thể định nghĩa được hết thế nào là cuộc sống. Cuộc sống có rất nhiều rắc rối nên không cho một ranh giới thực sự giữa đúng và sai, giữa vui và buồn, cho nên nhiều khi ta cũng phải biết gói gọn nó lại để tiếp tục sống, sống để làm, sống để học, sống để nỗ lực vươn tới một tương lai tươi sáng hơn...