Gia hạn xử phạt cho lao động cư trú bất hợp pháp
- Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2014 | 8:23:16 AM
Thời gian xử phạt hành chính 100 triệu đồng cho lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài nếu tự nguyện về nước sẽ kéo dài thêm 2 tháng đến ngày 10/3/2014 thay vì ngày 10/1 như trước.
|
Gia hạn xử phạt cho lao động cư trú bất hợp pháp. Ảnh minh họa Ngày 12/2, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH cho biết, Chính phủ đã thông qua đề xuất của Bộ LĐTBXH gia hạn thêm 2 tháng chưa xử phạt 100 triệu đồng với các lao động đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc, hoặc ở lại trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Đài Loan (Trung Quốc) đăng ký về nước trong tháng 1/2014 rất đông, có nhiều lao động chưa làm kịp thủ tục về nước nên Bộ LĐTBXH đã đề xuất gia hạn xử phạt đến ngày 10/3/2014, thay vì ngày 10/1/2014.
Trước đó, theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013, bắt đầu từ ngày 10/10/2013, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt tiền 100 triệu đồng nếu có các hành vi như: Cư trú bất hợp pháp tại nước sở tại sau khi hết hạn hợp đồng lao động và hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng đã ký; bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh; dụ dỗ lao động Việt Nam khác ở lại cư trú bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trường hợp người lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại cư trú trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động trước ngày 10/10/2013, nếu tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng (tính từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/1/2014) sẽ được miễn xử phạt hành chính, không bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính nêu trên.
Theo quyết định mới, thời gian xử phạt hành chính 100 triệu đồng cho lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài nếu tự nguyện về nước sẽ kéo dài đến 10/3/2014.
Sau ngày 10/3/2014, bất kỳ lao động Việt Nam nào làm việc ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại cư trú và làm việc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng mà bị phát hiện sẽ bị phạt số tiền 100 triệu đồng theo quy định trong Nghị định số 95 nói trên.
Tại thị trường Hàn Quốc, nơi có nhiều lao động Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp, cũng đã có nhiều lao động sau khi biết thông tin về việc xử phạt 100 triệu đồng đã tự nguyện về nước.
Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Phan Văn Minh cho biết, nhiều lao động Việt Nam từng cư trú bất hợp pháp đăng ký xin về nước trên những chuyến bay cuối năm 2013.
Như vậy, những quy định mới nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng không về nước đã bắt đầu có tác dụng.
(Theo Chinhphu)
Các tin khác
YBĐT - Cây sưa thuộc họ đậu, thân gỗ lớn, là loại gỗ quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Cây sưa sống trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồicó độ dốc trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát và đất đồi đá sỏi.
Dù vẫn còn nhiều khó khăn, xuất khẩu lao động vẫn nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài trong năm 2013.
YBĐT - Năm 2012, Phòng NN & PTNT huyện Lục Yên (Yên Bái) thực hiện mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính tại 4 xã. Qua đánh giá, nghiệm thu, mô hình này phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân nhân rộng.
Ngày 7/1, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Đào Công Hải đã trao đổi với các phóng viên về tổng quan tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2013 và những giải pháp nhằm đưa nhiều lao động có tay nghề ra nước ngoài làm việc để có mức thu nhập cao hơn trong năm 2014.