Phổ biến pháp luật về xuất khẩu lao động
- Cập nhật: Thứ bảy, 15/3/2014 | 9:25:50 AM
Ngày 14/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã tổ chức Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở ngoài nước.
Đại diện hơn 300 doanh nghiệp XKLĐ trong nước, Ban quản lý thị trường lao động ở các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…và Hiệp hội Xuất khẩu lao động đã tham gia hội nghị này.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết: Đây là cuộc tập huấn đầu tiên nhằm tháo gỡ những khó khăn, cung cấp thông tin trong việc thực hiện Nghị định 95 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động cho các doanh nghiệp và Ban quản lý lao động Việt Nam tại các thị trường XKLĐ.
Theo Trưởng Ban quản lý lao động tại Đài Loan Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nghị định 95 đã tạo ra “một luồng gió mới” cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam ở thị trường này, góp phần làm giảm tỷ lệ bỏ trốn, tăng lao động về nước.
Việc giảm phí môi giới, nghiêm khắc xử phạt với doanh nghiệp thu phí cao hơn quy định… đang giúp quá trình đàm phán mở rộng thị trường, ngành nghề và cấp phép giữa doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam với bạn trở nên thuận lợi hơn.
Chính vì vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp, ban quản lý cũng khẳng định quyết tâm sẽ tích cực tuyên truyền thông tin liên quan tới Nghị định 95 cho lao động, đồng thời cũng mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam làm nghiêm công tác phát hiện, xử phạt với lao động vi phạm.
Có thể thấy, tại thị trường Hàn Quốc, việc giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước vốn là vấn đề bức xúc, nhưng khi Nghị định 95 bắt đầu có hiệu lực, tỷ lệ lao động bất hợp pháp về nước đã giảm rõ rệt.
Trưởng Ban quản lý lao động tại Hàn Quốc Nguyễn Hải Nam cho biết: Hiện nay có khoảng 18.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước. Sau khi có Nghị định 95, số lao động tự nguyện về nước trước 10/3 khoảng 3.000 người, chiếm tới 15% tổng số lao động hết hạn hợp đồng không về nước tại Hàn Quốc.
Ngay cả tại thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất và cũng đang “nóng” về tỷ lệ lao động bất hợp pháp là Đài Loan, những ngày cuối cùng trước khi quy định xử phạt lao động hết hạn hợp đồng không về nước từ 80-100 triệu đồng có hiệu lực, lao động dồn dập làm thủ tục về nước.
Trưởng Ban quản lý lao động tại Đài Loan Nguyễn Thị Tuyết Nhung cho biết, Nghị định 95 cũng đã giúp giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Đài Loan, đã có hơn 2.000 lao động bất hợp pháp làm thủ tục về nước. Đặc biệt, tỷ lệ phát sinh trốn mới cũng giảm hẳn.
“Trước đây, mỗi tháng tại thị trường Đài Loan, số lao động bỏ trốn phát sinh từ 800-1.000 người/tháng. Từ khi Nghị định 95 có hiệu lực, thống kê từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014 cho thấy số lượng lao động trốn mới liên tục giảm”, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung nói.
Mặc dù Nghị định 95 đã đem lại những kết quả khả quan về giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với các cơ quan chức năng trong việc tiến hành xử phạt.
(Theo Chinhphu)
Các tin khác
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, tại cuộc làm việc giữa Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ LĐTBXH về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động vùng Tây Bắc.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ ngày 10-3 tới, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những hành vi vi phạm như ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc… có thể sẽ bị xử phạt hành chính tới mức 100 triệu đồng.
YBĐT - Một trong những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 3 năm qua là giải quyết việc làm đối với nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề cho phi nông nghiệp chưa có việc làm hiện chiếm tới 69%.
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư 03/2014 hướng dẫn một số quy định về lao động (LĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam.