Hiện đại hóa hoạt động quản lý, dạy, học nghề
- Cập nhật: Thứ ba, 4/11/2014 | 2:00:28 PM
Hoạt động quản lý, dạy và học nghề sẽ được ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện theo hướng hiện đại; tạo đột phá về chất lượng đào tạo góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập với khu vực và quốc tế.
Ảnh minh họa
|
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”.
Mục tiêu chung của Đề án là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, dạy và học nghề bằng các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin theo hướng số hóa, mô phỏng hóa các máy móc, thiết bị dạy nghề tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện về quản lý, dạy và học nghề theo hướng hiện đại; tạo đột phá về chất lượng đào tạo góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập với khu vực và quốc tế.
Triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp 4 vào năm 2020
Cụ thể, đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, Đề án phấn đấu đến năm 2017, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyển dụng lao động và theo suốt quá trình làm việc, học tiếp; triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3 và các hoạt động quản lý, điều hành ở cơ quan Trung ương, địa phương và triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 4 đối với các hoạt động quản lý, điều hành ở cơ quan Trung ương và địa phương vào năm 2020.
Đối với các trường được lựa chọn để phát triển thành trường nghề chất lượng cao, đến năm 2017, Đề án sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyển dụng, theo dõi quá trình, kết quả học tập của học sinh tới khi ra trường; hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ công tác quản lý và hoạt động dạy, học nghề.
Ứng dụng đào tạo trực tuyến
Đối với các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia thì phấn đấu đến năm 2017 có khoảng 40% chương trình, giáo trình được ứng dụng các phần mềm mô phỏng và xây dựng các bài giảng thực hành ảo mô phỏng các tình huống thực tế.
Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoàn thiện và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học nghề; có ít nhất 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN, quốc tế và ứng dụng đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp; có ít nhất 60% chương trình, giáo trình của các nghề đào tạo được số hóa và lưu trữ bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tiễn của nghề...
Đồng thời, Đề án phấn đấu đến năm 2020 thiết lập hệ thống quản lý ngân hàng đề thi và chứng chỉ kỹ năng nghề trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đánh giá kỹ năng nghề; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin
Theo đó, từ nay đến năm 2020, Đề án sẽ thực hiện hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, đồng bộ; xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến; hệ thống hỗ trợ các hoạt động dạy, học trong giáo dục nghề nghiệp; chuẩn hoá, mở rộng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số thống kê và đào tạo, hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp về giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, lao động đã qua học nghề.
Cùng với đó là kết nối trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp và cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; điều hành, quản lý, hỗ trợ hướng nghiệp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến...
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
YBĐT - Trong 4 năm (2010 - 2013) thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái đã có 24.300 LĐNT được học nghề. Sau đào tạo, tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi học nghề đạt 85%.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng qua là 91.143 lao động (34.232 lao động nữ), vượt 4,76% so với kế hoạch năm 2014 và bằng 129,54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đoàn Việt Nam đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn tại Kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ X năm 2014 với 15 huy chương Vàng, 5 huy chương bạc, 6 huy chương đồng trải đều ở toàn bộ 25 nghề dự thi.
Thông điệp của Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm nay là “Kỹ năng nghề- Giá trị đích thực của chúng ta”.