Khai mạc Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm 2014 tại Hà Nội
- Cập nhật: Thứ sáu, 24/10/2014 | 7:53:33 AM
Thông điệp của Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm nay là “Kỹ năng nghề- Giá trị đích thực của chúng ta”.
|
Tối 23/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm 2014, với chủ đề “Kỹ năng nghề - Giá trị đích thực của chúng ta” (Skills - Our intrinsic values). Tới dự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm nay, có 293 thí sinh của 10 quốc gia thành viên ASEAN sẽ tranh tài ở 25 nghề, trong đó có 23 nghề chính thức và 2 nghề trình diễn. Kỳ thi tạo cơ hội cho gần 1.000 chuyên gia, thí sinh được gặp gỡ giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng nghề nghiệp.
Lễ khai mạc Kỳ thi tay nghề ASEAN 2014 diễn ra trang trọng và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của 10 nước ASEAN
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Tăng cường đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng có việc làm và tăng cường kỹ năng của lực lượng lao động là mục tiêu đã được khẳng định trong Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hồi kinh tế, tăng trưởng bền vững được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, Việt Nam. Hiện nay các nước thành viên ASEAN đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về nguồn nhân lực để duy trì, phục hồi kinh tế và phát triển. Vì vậy, việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là một nội dung hết sức quan trọng, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững của ASEAN nói chung và của từng quốc gia thành viên ASEAN nói riêng”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng đây là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa hợp tác và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trong khu vực ASEAN: “Tôi hy vọng, thông qua kỳ thi này chúng ta cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong khối ASEAN trong việc đánh giá trình độ kỹ năng nghề- một hoạt động vô cùng quan trọng khi ASEAN chính thức trở thành cộng đồng chung vào ngày 31/12/2015. Với tinh thần đó, mỗi thí sinh cần nỗ lực hết sức mình để thể hiện giá trị của bản thân, sự sáng tạo, niềm đam mê với lĩnh vực chuyên môn nghề mà mình đã lực chọn.
Thông điệp của Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 năm nay là “Kỹ năng nghề- Giá trị đích thực của chúng ta” góp phần chuyển tải bức tranh thông điệp từ các nhà tổ chức đến cộng đồng trên thế giới rằng: lực lượng lao động trẻ và tay nghề cao của ASEAN đã đang được đào tạo, thực hành và trau dồi bản thân để đáp ứng những yêu cầu công việc, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn. Kỳ thi lần này là sự thể hiện của một trong những giá trị đích thực mà các thí sinh đang mang trong mình.
Đại diện các thí sinh và chuyên gia 10 nước ASEAN đã tuyên thệ, khẳng định sẽ cố gắng hết mình, bảo đảm “Trung thực, trong sáng, công bằng, hợp tác và sáng tạo” để kỳ thi diễn ra trong sự công bằng, tôn trọng và tình hữu nghị. Lễ bế mạc Kỳ thi Tay nghề ASEAN sẽ được tổ chức vào tối 28/10/2014.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Chiều ngày 21/10, UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với đoàn công tác của đồng chí Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), giai đoạn 2010 - 2014 (Đề án 1956).
Ngày 16/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 9 tháng năm 2014, đã có 83.369 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 95,83% kế hoạch năm 2014.
Sáng 15-10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi cùng đại diện các bộ ngành có liên quan đã tham dự hội thảo “Vấn đề thu, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”.
YBĐT - Theo kế hoạch, hàng năm, thị xã Nghĩa Lộ đào tạo nghề cho từ 400 - 500 lao động, đạt 80% số lao động được khảo sát theo nhu cầu thực tế. Trong đó, có 65% ngành nghề nông nghiệp, 35% ngành nghề phi nông nghiệp.