YênBái - Ngày 16/11, Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025.
|
Quang cảnh Hội nghị.
|
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ xã hội tỉnh, các đoàn tể chính trị xã hội, sở, ngành của tỉnh, đại diện một số trường nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Yên Bái có 55 trường với trên 150 học sinh bán trú, vẫn còn 5/54 trường có trên 650 học sinh bán trú ở trong trường. Trong những năm qua, ngoài thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ - CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, tỉnh đã thực hiện Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh nên hoạt động các trường phổ thông dân tộc bán trú đã được nâng cao, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động và duy trì số lượng học sinh ra lớp; chất lượng giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã từng bước được cải thiện. Đặc biệt, việc dạy học 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông dân tộc bán trú đã được triển khai tương đối đầy đủ, qua đó chất lượng giáo dục tại các trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 57/2016/NQ- HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh đã hết hiệu lực năm 2020, do đó cần thiết phải ban hành Nghị quyết mới để tiếp tục thực hiện kế thừa các nội dung của Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND và điều chỉnh, bổ sung thêm một số nội dung để phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
Tại Hội nghị, đại diện Sở Giáo dục – Đào tạo đã thông qua dự thảo Nghị quyết. Theo đó, có 5 chính sách: chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ ăn trưa cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; chế độ đối với chuyên gia, giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng đội tuyển tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi và khoa học kĩ thuật cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; hỗ trợ kinh phí thuê giáo viên thỉnh giảng hoặc trợ giảng ngoại ngữ người nước ngoài tại Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.
Mục tiêu xây dựng chính sách: phấn đấu huy động 28% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Duy trì chất lượng giải học sinh giỏi cấp quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung của chính sách đồng thời cũng tập trung làm rõ căn cứ pháp lý của những định mức dự thảo Nghị quyết đưa ra đảm bảo tính khả thi. Các ý kiến mang tính xây dựng cao, góp phần hoàn thiện các nội dung Nghị quyết đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện. Các ý kiến phản biện đã được Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình và tiếp thu chỉnh sửa sau Hội nghị.
Thanh Ba
Tags
Yên Bái
hội nghị
phản biện xã hội
Nghị quyết
chính sách
hỗ trợ phát triển
giáo dục – đào tạo
Giáo dục vùng cao luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cho việc dạy và học. Thế nhưng tại Yên Bái, bài toán này đã được tháo gỡ.
Ngày 16/11, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 và kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường Trung cấp dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.
Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam (Vietnamese Theoretical Physics Society - VTPS) vừa trao giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2020 cho tiến sĩ Lê Thị Cẩm Tú, Nghiên cứu viên cơ hữu thuộc Viện Tiên tiến Khoa học Vật liệu, trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Năm nay, Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" tìm ra được ba công trình, sáng kiến xuất sắc để trao giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 100 triệu đồng; 12 công trình, sáng kiến giành giải cống hiến, mỗi giải mười triệu đồng. Sau năm năm triển khai, Chương trình đã lan tỏa sâu rộng, thu hút 2.668 công trình, sáng kiến tham gia.