Yên Bái: Thực hiện hiệu quả chính sách cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/12/2020 | 7:37:07 AM

YênBái - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi.

Một giờ học của cô và trò Trường PTDTBT Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Một giờ học của cô và trò Trường PTDTBT Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Trong đó, việc phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi được tỉnh đặc biệt chú trọng. Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái được ban hành là nhân tố quan trọng trong việc huy động học sinh DTTS ra lớp, ra lớp chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, qua đó chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục dân tộc có chuyển biến rõ rệt.

Tính đến tháng 11/2020, toàn tỉnh có 50 trường phổ thông dân tộc bán trú, 57 trường có học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở. Trong đó, có 24 trường trung học phổ thông với 30.002 học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116. Có 30 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nấu ăn trưa cho học sinh, trong đó có 3.806 học sinh hưởng chính sách theo Nghị quyết số 57/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái ban hành chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với học sinh trường PTDTBT, hỗ trợ kinh phí phục vụ thuê khoán lao động nấu ăn cho học sinh bán trú ngoài quy định tại Nghị định số 116 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017 - 2020. 

Thực hiện Nghị định số 116, số trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh tăng 3 trường; 7 trường có học sinh bán trú; tăng 11.096 học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở; tăng 621 học sinh trung học phổ thông hưởng chính sách; tăng 2 trường có học sinh hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 57/2016 của HĐND tỉnh, tăng 1.059 học sinh hưởng chính sách. 

Việc thực hiện chính sách đối với các đối tượng những năm qua luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Các ngành của tỉnh chủ động, tích cực trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách. Đối với chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền ở cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116: từ tháng 9/2016 đến nay, học sinh bán trú và các trường đã được hỗ trợ 651,948 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ tiền ăn trên 569,6 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà ở 26,65 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí lập tủ thuốc, mua dụng cụ văn hóa - thể thao 11,694 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí thuê nhân viên nấu ăn 43,955 tỷ đồng. 

Đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho học sinh PTDTBT học 2 buổi/ngày theo Nghị quyết số 57/NQ-HĐND, trong 4 năm, toàn tỉnh có trên 13.000 lượt học sinh của 4 huyện gồm Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình được hỗ trợ tiền ăn trưa với số tiền 11,021 tỷ đồng. 

Cùng với đó, các trường đã tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú được hỗ trợ kinh phí để thuê nhân viên nấu ăn ngoài mức quy định của Nghị định số 116, tính đến hết năm 2020 đã chi 17,9 tỷ đồng cho công tác này.

Có thể thấy, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị định số 116 của Chính phủ và Nghị quyết số 57 của HĐND tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện của vùng dân tộc đã có nhiều chuyển biến tích cực: tỷ lệ huy động và duy trì số lượng học sinh ra lớp đã được nâng lên. Chất lượng giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội ĐBKK từng bước được cải thiện; số học sinh bán trú tăng nhanh tăng 12.836 học sinh bán trú ở trong trường và giảm 2.105 học sinh bán trú ở ngoài nhà trường. Toàn tỉnh có 34/50 trường PTDTBT tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. 

Các hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho học sinh PTDTBT theo đó được chú trọng hơn. Tỷ lệ huy động học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp tăng. Môi trường học tập ở trường PTDTBT đã giúp học sinh DTTS tiếp cận nhanh hơn với tiếng Việt. 

Tuy nhiên, Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020. Khi đó, học sinh và các trường sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh phí để tổ chức nấu ăn và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trong bối cảnh có không ít cha mẹ học sinh không có điều kiện đóng góp kinh phí.

Do vậy, cần thiết tiếp tục có chính sách để hỗ trợ đối với học sinh học 2 buổi/ngày tại các trường PTDTBT nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; cũng như cần có sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đối với chính sách hỗ trợ kinh phí thuê nhân viên nấu ăn cho học sinh bán trú...

Minh Thúy

Tags Yên Bái chính sách học sinh vùng dân tộc thiểu số

Các tin khác
Mô hình “Đồi mâm xôi” ngay trong khuôn viên Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn.

Ngay khi bước vào cổng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú (PTDTBT) TH&THCS La Pán Tẩn chúng tôi bị thu hút bởi mô hình thu nhỏ của “Đồi mâm xôi” - địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Mù Cang Chải, được chính các thầy cô giáo nhà trường làm nên.

Các phòng GD-ĐT nhận giải toàn đoàn.

Ngày 17/12, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD- ĐT) Yên Bái tổng kết Hội thi giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021.

Năm 2021 thí sinh sẽ tiếp tục được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.

Với sự đóng góp của Hội, tỷ lệ huy động học sinh phổ thông ra lớp của huyện Mù Cang Chải đạt trên 98%.

Dù hoạt động trong điều kiện khó khăn của huyện vùng cao với trên 80% đồng bào Mông sinh sống, nhưng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội, sự ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp và người dân, phong trào khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) tại huyện vùng cao Mù Cang Chải thời gian qua đã thu được nhiều kết quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục