Yên Bái: Hoàn thành kỳ học "mục tiêu kép"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/3/2021 | 6:26:40 AM

YênBái - Năm học 2020 - 2021 được xác định là một năm học nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 song, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã tiếp tục tập trung thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành "mục tiêu kép" vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ I.

Giáo viên hướng dẫn học sinh phòng dịch Covid-19 tại Trường PTDTBT  THCS Lang Thíp, huyện Văn Yên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phòng dịch Covid-19 tại Trường PTDTBT THCS Lang Thíp, huyện Văn Yên.

Toàn ngành GD&ĐT tỉnh bước vào năm học mới với một tâm thế quyết tâm đảm bảo an toàn trường học, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Mặc dù Yên Bái vẫn là vùng an toàn với dịch bệnh Covid-19, song trước khi đón học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các nhà trường vệ sinh trường lớp, phun tiêu độc khử trùng. 

Ngay sau khi có những diễn biến dịch bệnh tại một số địa phương trong nước, ngành đã tiến hành rà soát học sinh, giáo viên về từ vùng dịch, có những biện pháp chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, ngành đã chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển GD&ĐT; công tác chỉ đạo của ngành được triển khai kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học; các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đã xây dựng nhiều giải pháp tích cực trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, năm học 2020-2021 và chuẩn bị mọi điều kiện cho giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố và các đơn vị trực thuộc chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; sắp xếp đội ngũ đáp ứng công tác giảng dạy năm học 2020-2021 và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022; chỉ đạo đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hóa các hình thức học tập, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống... 

Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Thực hiện nghiêm túc cam kết chất lượng đầu năm và bàn giao chất lượng cuối năm học. 

Các cơ sở giáo dục đã tăng cường việc theo dõi số lượng học sinh; tích cực tham mưu với đảng bộ, chính quyền địa phương; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội, hội cha mẹ học sinh đảm bảo huy động học sinh ra lớp, không để tình trạng học sinh đi học không đều, bỏ học; chú trọng đối tượng mẫu giáo 5 tuổi và các lớp đầu cấp. 

Ngành cũng tích cực tham mưu trình Tỉnh ủy ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp nâng cao chất lượng GD&ĐT, giai đoạn 2020-2025; HĐND tỉnh ban hành 2 nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ phát triển GD&ĐT, giai đoạn 2021-2025 và phê duyệt 3 đề án phát triển GD&ĐT, giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí tạm thời về "trường học hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh.

Kỳ học này cũng là kỳ học đầu tiên toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp; đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa đảm bảo phục vụ giảng dạy và học tập; 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ trong hoạt động quản lý và giảng dạy; 100% các trường phổ thông sử dụng phần mềm quản lý thông tin trường học (VNEDU hoặc SMAS) trong quản lý nhà trường, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử...

Với nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành, kết thúc học kỳ I năm học 2020 - 2021, chất lượng giáo dục đại trà trong toàn tỉnh được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục đạt thành tích đáng phấn khởi. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở bậc mầm non tăng so với cùng kỳ, 100% trẻ ra nhóm, lớp được học 2 buổi/ngày và được khám sức khỏe định kỳ; bậc tiểu học không có học sinh bỏ học, chất lượng được nâng lên; bậc THCS, 41,5% học sinh đạt học lực khá, giỏi; bậc THPT có 54,3% học sinh đạt học lực khá, giỏi, tăng hơn so với cùng kỳ. 

Đặc biệt, tại kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2020 có 27 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, tăng 3 giải so với năm trước; Yên Bái là 1 trong 20 tỉnh trên cả nước, là tỉnh duy nhất trong 7 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc của Cụm thi đua số 5 - Bộ GD&ĐT có học sinh đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm 2020... 
Minh Tư

Tags Yên Bái kỳ học mục tiêu kép học sinh giỏi THPT quốc gia

Các tin khác
Sách giáo khoa được bày bán tại hệ thống nhà sách của NXB Giáo dục Việt Nam.

Theo Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT ngày 9/2/2021 và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 9/2/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 3 bộ sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để đưa vào sử dụng từ năm học 2021-2022, trong đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 2 bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo.

Chiều 11/3, tại Trường trung học cơ sở (THCS) Quang Trung, thành phố Yên Bái, Sở Giáo dục - Đào tạo đã khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS năm học 2020 - 2021.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ được học sách giáo khoa mới.

Ảnh minh họa.

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND tỉnh ngày 9/3/2021 về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, năm học 2021 - 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục