Yên Bái nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 7:32:27 AM

YênBái - Việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên bộ môn Giáo dục pháp luật, tuyên truyền PBGDPL được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền.

Giờ học “Giao thông an toàn” của cô và trò Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.
Giờ học “Giao thông an toàn” của cô và trò Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường giai đoạn hiện nay có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong những năm qua, ngành giáo dục- đào tạo (GD&ĐT) tỉnh luôn quan tâm tới công tác bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ giáo viên, người làm công tác pháp chế trong ngành giáo dục. Trong đó việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên bộ môn Giáo dục pháp luật, tuyên truyền PBGDPL được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền.

Để thực hiện tốt các nội dung về PBGDPL trong nhà trường và đa dạng toàn diện các hình thức tuyên truyền, ngành đã xây dựng cơ cấu phân cấp cán bộ, giáo viên thực hiện công tác pháp chế và công tác PBGDPL trong toàn ngành với cơ cấu hợp lý. Sở GD&ĐT đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL với 15 thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể; xây dựng Tổ rà soát văn bản quy phạm pháp luật… 

Đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện công tác PBGDPL được bố trí hợp lý. Toàn ngành có 162 giáo viên giảng dạy môn Giáo dục pháp luật, Giáo dục công dân đối với cấp trung học và 2.800 giáo viên dạy môn Đạo đức đối với cấp tiểu học, đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, Đạo đức, Giáo dục pháp luật, đảm nhiệm cơ bản công tác tuyên truyền PBGDPL trong cơ sở giáo dục. 

Ngành cũng rất chú trọng việc bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật về GD&ĐT. Trong đó tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ở cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc; phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành nghiêm túc thực hiện pháp luật. Bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật như kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phù hợp.

Việc dạy và học pháp luật, công tác PBGDPL trong trường học nhiều năm qua đã đi vào nề nếp và đạt nhiều kết quả tốt. 100% trường học đều xây dựng đầy đủ kế hoạch PBGDPL trong trường học; 100% trường học thực hiện nghiêm túc công tác PBGDPL, kịp thời phổ biến các quy định pháp luật đến với giáo viên, học sinh. 

Hàng năm từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức các lớp tập huấn về các nội dung PBGDPL lồng ghép vào các bộ môn chuyên môn của ngành. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật cơ bản được đào tạo đúng chuyên ngành, tâm huyết với nghề nên chất lượng giảng dạy trong các tiết học được nâng cao. Vì vậy ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh ngày càng được nâng lên, hạn chế ở mức thấp nhất vi phạm.

Bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: "Để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên dạy pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong trường học trong thời gian tới, ngành tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục trong công tác bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ giáo viên, người làm công tác pháp chế trong ngành giáo dục trong đó: tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy bộ môn Pháp luật; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các ngành, nghề thuộc lĩnh vực pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên làm công tác tuyên truyền, PBGDPL trong các cơ sở hoạt động giáo dục”. 

Cùng với đó, ngành tăng cường tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách công tác pháp chế theo chuyên đề, lĩnh vực để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế và cơ quan quản lý nhà nước về công tác pháp chế; tổ chức các hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ; chú trọng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế tại các địa phương; hình thành mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên hạt nhân làm công tác tuyên truyền, PBDGPL trong các đơn vị; định kỳ tổ chức đối thoại, tọa đàm, trao đổi giữa những người làm công tác tuyên truyền, PBGDPL để chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả; khắc phục những tồn tại, hạn chế; từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Thanh Ba

Tags giáo dục pháp luật trường học Yên Bái giáo viên Giáo dục công dân

Các tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Hồng Ngọc, thành phố Yên Bái khi chưa phải nghỉ vì dịch Covid-19.

Do tác động của dịch Covid-19, giáo dục mầm non (GDMN) nói chung, đặc biệt hệ thống các cơ sở, trường học mầm non ngoài công lập nói riêng càng khó khăn. Nhiều trường học đóng cửa, không có nguồn thu, giáo viên không có lương, chủ trường lo vốn đọng không lợi nhuận, lo giữ chân giáo viên khi mở lại trường.

Học sinh cấp 1, cấp 2 tại Singapore không còn các bài thi trong năm học. (Ảnh minh họa)

Bộ Giáo dục Singapore thông báo từ năm 2023, các trường sẽ bỏ toàn bộ các bài thi giữa năm đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Một buổi luyện chữ của cô và trò Trung tâm Luyện chữ đẹp Ánh Dương.

Luyện chữ không chỉ để viết đẹp mà còn giúp chúng ta rèn tính kiên trì, chăm chỉ và khéo léo. Ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ cho con trẻ trong quá trình học tập ngay từ những năm đầu tiên khi con chuẩn bị bước vào lớp 1 nhiều phụ huynh ở Yên Bái đã đăng ký cho con tham gia luyện chữ tại các trung tâm luyện chữ đẹp trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục