Nỗ lực dạy và học tiếng Anh ở vùng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 1:52:45 PM

YênBái - Thiếu giáo viên, thiếu thiết bị dạy học, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số nên việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong các nhà trường ở vùng cao Yên Bái còn hạn chế, nhiều học sinh không đáp ứng được các kỹ năng cần thiết. Trước thực trạng đó, ngành giáo dục các địa phương đã nỗ lực, từng bước nâng cao, cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

Một buổi sinh hoạt chuyên đề môn Tiếng Anh ở Mù Cang Chải.
Một buổi sinh hoạt chuyên đề môn Tiếng Anh ở Mù Cang Chải.

Buổi sinh hoạt chuyên đề môn Tiếng Anh của cụm các Trường PTDTBT THCS Khao Mang, Trường PTDTBT TH&THCS Hồ Bốn, Trường PTDTBT TH&THCS Lao Chải, huyện Mù Cang Chải được bắt đầu với giờ dạy của cô giáo Nguyễn Hoài Thu, giáo viên Trường PTDTBT THCS Khao Mang cho các em lớp 9 Trường PTDTBT TH&THCS Hồ Bốn. 

Để chuẩn bị cho tiết dạy mẫu, cô Thu đã tới làm quen với học sinh lớp 9 của Trường PTDTBT TH&THCS Hồ Bốn trước một ngày. Không chọn tiết học dạy bài mới, cô Thu chọn một giờ ôn luyện cho học sinh lớp 9, với mục tiêu chú trọng rèn kỹ năng làm bài, nền tảng kiến thức để giúp các em tự tin bước vào kỳ thi vào lớp 10 THPT. 

Giờ dạy của cô Thu được các thầy cô giáo 4 trường và các thầy cô là cán bộ cốt cán của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện đánh giá đạt yêu cầu đề ra. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo cụm là một trong những giải pháp mà ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải đề ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh trên địa bàn. Bởi Mù Cang Chải là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh, với trên 90% học sinh là người dân tộc Mông thì việc học ngoại ngữ trở thành "rào cản” lớn đối với cả thầy và trò nơi đây. 

Bên cạnh đó, trình độ học sinh không đồng đều, năng lực học sinh thấp, còn rụt rè trong giao tiếp nên việc tiếp cận lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, phụ huynh ở đây chưa thực sự quan tâm đến việc học ngoại ngữ của con em, tạo nên áp lực khá lớn với đội ngũ giáo viên. 

Đặc biệt, việc thiếu giáo viên dạy môn Tiếng Anh ở các bậc học đang là khó khăn rất lớn đối với ngành GD&ĐT huyện. Toàn huyện có 37 trường ở các bậc học mầm non, tiểu học và THCS với 642 lớp và trên 21.000 học sinh nhưng chỉ có 29 giáo viên chuyên ngành tiếng Anh, trong đó có 2 cán bộ quản lý, 26 giáo viên THCS và 1 giáo viên biên chế cấp tiểu học. Nhu cầu hiện nay của huyện là 8 giáo viên tiếng Anh cấp THCS và 15 giáo viên tiểu học. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện chia sẻ: "Trong đợt tuyển công chức ngành GD&ĐT vừa qua, toàn huyện có 6 chỉ tiêu cho giáo viên tiếng Anh, song đã không nhận được hồ sơ nào dự tuyển. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất các trường học còn thiếu thốn, 100% trường học không có phòng học ngoại ngữ”. 

Để khắc phục những khó khăn trong dạy và học môn Tiếng Anh, ngành GD&ĐT huyện, các nhà trường đã vận động giáo viên dạy thêm giờ. Đồng thời xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học, thành lập tổ cốt cán, tăng cường môi trường học tiếng Anh tại các trường như: xây dựng pano, áp phích... song ngữ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên môn tại các trường đối với nhà trường, các cụm khu đối với cấp phòng. 

Ở bậc học mầm non, cho trẻ làm quen với tiếng Anh phù hợp với từng đơn vị. Đặc biệt, tăng cường dạy hỗ trợ cho học sinh lớp 5 để chuẩn bị vào lớp 6. Tận dụng thế mạnh về công nghệ thông tin, các trường học trong huyện đã tham gia các lớp học kết nối với các trường ở thành phố về môn Tiếng Anh. 

Thông qua các tiết học đó không chỉ học sinh thu lượm được kiến thức mà các thầy cô giáo cũng học được phương pháp dạy học môn Tiếng Anh của các thầy cô ở thành phố… tạo hứng thú cho học sinh. Thay vì việc chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa và các bộ đề, nhà trường cho các em học sinh xem các clip, phim có phụ đề tiếng Anh, học hát và chơi các trò chơi để các em làm quen với việc nghe nói nhiều hơn, đồng thời tăng khả năng giao tiếp và giúp các em tự tin hơn…

Nông Hương

Tags tiếng Anh vùng cao dân tộc thiểu số Yên Bái

Các tin khác
Giờ học “Giao thông an toàn” của cô và trò Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên bộ môn Giáo dục pháp luật, tuyên truyền PBGDPL được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Hồng Ngọc, thành phố Yên Bái khi chưa phải nghỉ vì dịch Covid-19.

Do tác động của dịch Covid-19, giáo dục mầm non (GDMN) nói chung, đặc biệt hệ thống các cơ sở, trường học mầm non ngoài công lập nói riêng càng khó khăn. Nhiều trường học đóng cửa, không có nguồn thu, giáo viên không có lương, chủ trường lo vốn đọng không lợi nhuận, lo giữ chân giáo viên khi mở lại trường.

Học sinh cấp 1, cấp 2 tại Singapore không còn các bài thi trong năm học. (Ảnh minh họa)

Bộ Giáo dục Singapore thông báo từ năm 2023, các trường sẽ bỏ toàn bộ các bài thi giữa năm đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục