Bộ Giáo dục- Đào tạo dự kiến mức học phí mới 2022 - 2023

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2022 | 7:31:26 AM

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thông tin về việc điều chỉnh học phí năm học 2022 - 2023.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giữ ổn định mức thu học phí như năm học 2021 - 2022. Trường hợp địa phương tăng học phí, ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Còn đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trình UBND, đề nghị Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Học phí của đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập cũng giữ ổn định mức thu như năm học trước.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022 - 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế-xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Tính đến 30/10, cả nước có 8 địa phương quyết định miễn học phí một phần hoặc toàn phần cho học sinh các cấp, gồm: Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Quảng Bình.

Cũng liên quan tới học phí, vào đầu tháng 8/2022, Bộ GD&ĐT đề xuất miễn giảm học phí bậc THCS. Tuy nhiên, đến nay phương án này chưa được chấp thuận. Do vậy, hầu hết các địa phương trên cả nước chưa quyết định mức thu và phương án thu học phí năm học 2022-2023 nhằm mục đích chờ quyết định từ cấp có thẩm quyền và hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT.

Theo Nghị định số 81, năm học 2022-2023, mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Cụ thể là tăng khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và 12,5%/năm đối với giáo dục đại học công lập.

Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021, dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19.

(Theo VTV)

Các tin khác
Buổi tập thể dục giữa giờ của học sinh Trường Phổ thông cấp III huyện Văn Chấn (nay là Trường THPT huyện Văn Chấn) từ những năm học đầu tiên 1973 -1974.

50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ thầy và trò Trường THPT huyện Văn Chấn đã chung tay góp sức, vượt qua mọi khó khăn thách thức, nỗ lực phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường không ngừng phát triển, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Thành tích rất đáng tự hào của nhà trường không ngừng được thầy và trò phát huy, viết tiếp những trang sử vẻ vang, tô thắm bảng vàng thành tích.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 1-11-2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Tổ chức tuyển sinh theo Đề án và Quy chế đã ban hành.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố Quy chế tuyển sinh Đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng của trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục