Bộ Giáo dục- Đào tạo đề xuất 8 mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/12/2022 | 8:56:23 AM

Với mức đề xuất mà Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra, sẽ có khoảng hơn 200 nghìn giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ GD&ĐT dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Theo đó, dự thảo đề xuất quy định về mức phụ cấp như sau:

Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên ở đồng bằng, thành phố, thị xã; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường cao đẳng quy định nêu trên); các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tại: Các xã khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian hưởng 3 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học ở các xã khu vực I, khu vực II thuộc vùng dân tộc thiếu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học khu vực còn lại.

Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Dự thảo tờ trình Nghị định cũng đề xuất cách tính phụ cấp như sau: Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở X [hệ số lương theo hạng, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] X tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi. Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Theo Luật Giáo dục 2019, Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là cao đẳng, giáo viên mầm non hạng III hưởng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,10 đến 4,89. Với mức phụ cấp 35% thu nhập giáo viên mầm non thấp hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác có cùng thời gian công tác.

Do đó, Bộ GD&ĐT đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non, cụ thể là: Nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%. Giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Kỳ thi đánh giá năng lực độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, thí sinh có thể sử dụng kết quả để đăng ký vào trường khác nếu trường đó có cơ chế chấp nhận.

Một giờ học của cô trò Trường THCS Bình Tân, quận Bình Tân. (Ảnh minh họa)

Việc xây dựng Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế, vai trò nhà giáo, tạo hành lang pháp lý và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích nhà giáo.

Sáng 13-12, tại TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023.

Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho khóa tuyển sinh từ 2022.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường vừa ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho khóa tuyển sinh từ 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục