Phát động phong trào học tiếng Anh trong các trường phổ thông trên toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/12/2022 | 9:08:45 AM

Ngày 23/12, tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh (tỉnh Thái Bình), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ phát động phong trào học tiếng Anh, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng tiếng Anh trong các trường phổ thông trên quy mô toàn quốc.

Quang cảnh lễ phát động.
Quang cảnh lễ phát động.

Ông Phạm Hùng Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đây là việc cụ thể hóa Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế, ngành giáo dục đã đẩy mạnh thực hiện đồng bộ từ việc học sinh được tiếp cận học tiếng Anh đến nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ, ngoại ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả phục vụ cho học tập và giao tiếp.

Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc học ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh trở thành yêu cầu cấp thiết trong xu thế mở cửa phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập toàn cầu hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị ngành giáo dục các địa phương trong toàn quốc tổ chức phát động phong trào học và sử dụng tiếng Anh trong các trường phổ thông; nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ, coi đây là một hoạt động mang tính thực tiễn và sáng tạo, khơi dậy niềm hứng thú và thái độ học tập nghiêm túc đối với cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của địa phương.

Các cơ sở giáo dục, bên cạnh việc dạy và học ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai nhiều hoạt động giáo dục hỗ trợ việc dạy học ngoại ngữ như: thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh; ngày hội nói tiếng Anh; trại hè ngoại ngữ…

Đối với cán bộ, giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị nghiên cứu, tham khảo và sử dụng hiệu quả Bộ sổ tay hướng dẫn xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ; mong muốn các thầy cô vượt qua những rào cản, trở ngại về tâm lý, gương mẫu tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ.

(Theo NDO)

Các tin khác
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu, chia sẻ với Hội nghị về kinh nghiệm của tỉnh trong phát triển giáo dục, những thành tựu nổi bật, những bài học trong phát triển giáo dục của tỉnh, đặc biệt là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc.

Ngày 23/12, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế -xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các học viên được trang bị những kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán.

Với mong muốn tăng số phụ nữ người Mông biết chữ, trong 3 năm từ 2020 - 2022, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã tổ chức 22 lớp xóa mù chữ tại huyện Mù Cang Chải với sự tham gia của 503 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 35.

Cán bộ, giáo viên các trường phổ thông ở Hà Nội tìm hiểu về sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình mới.

Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong phương án tuyển sinh 2023, Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định dành 70% tổng chỉ tiêu cho phương thức riêng, giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục