UBND tỉnh yêu cầu thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2023 | 10:29:56 AM

YênBái - Đó là nội dung Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 14/2 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"; Nghị quyết số 21-NQ TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động số 155-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy Yên Bái về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023.

Mục đích nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng giúp cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp, phát huy được sở trường của bản thân và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2023.

Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh.

Các sở, ngành, cơ quan đơn vị, địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện theo kế hoạch. 

Phấn đấu trên 80% số trường THCS và trên 85% số trường THPTcó chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Phấn đấu trên 80% số trường THCS và trên 74% số trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 27,5%. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 44,6%.

  


Minh Huyền

Tags Phân luồng học sinh giáo dục hướng nghiệp

Các tin khác
Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sau khi tạm đóng để rà soát dữ liệu, cổng đăng ký thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được mở lại từ chiều ngày 16/2 để thí sinh chọn ca thi các đợt tháng 3 và tháng 4.

Thầy Lương Văn Toàn giảng về hệ thống phin lọc tự xả, tháng 2/2023.

Dưới hầm máy một con tàu bằng xi măng trong sân trường, thầy Toàn say sưa giảng cho học viên về hệ thống phin lọc tự xả, do mình và đồng nghiệp chế tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một loạt giải pháp để chấm dứt tình trạng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký ban hành Văn bản số 407/BGDĐT-VP trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh về giải pháp chống hình thức, chấm dứt tình trạng "bệnh thành tích", chạy trường, chạy lớp, chạy học bạ làm giảm chất lượng giáo dục.

Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ là 3 địa phương đầu tiên trên cả nước công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024.

Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ là 3 địa phương đầu tiên trên cả nước công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục