Thủ tướng yêu cầu ưu tiên đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 9:40:08 AM

Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án.

Thủ tướng kiểm tra khu vệ sinh tại một trường học ở Phú Thọ.
Thủ tướng kiểm tra khu vệ sinh tại một trường học ở Phú Thọ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành công điện về việc tập trung kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị.

Cụ thể, với các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Các địa phương phải ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án.

Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị.

Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý 3 năm 2023; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng.

Thủ tướng cũng yêu cầu huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới cung cấp các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường. Trong đó cần chủ động có các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư, quản lý, vận hành theo phương thức đối tác công tư.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giáo dục mầm non, tiểu học, y tế (nếu có), nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các trách nhiệm và nghĩa vụ theo nội dung dự án được phê duyệt; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các dự án không triển khai, chậm tiến độ.
(Theo TPO)

Các tin khác
1.640 học sinh đạt huy chương vàng tại chương trình Violympic năm học 2022-2023

Chương trình Violympic năm học 2022-2023 đã vinh danh, khen thưởng 21.200 thí sinh trên tổng số gần 3 triệu học sinh toàn quốc tham gia ở 4 môn thi.

Hai em Trương Trung Kiên (trái) và Đặng Phương Trang là hai học sinh đủ điều kiện được miễn thi THPT năm 2023.

Trong số 140 học sinh được miễn thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Yên Bái có hai học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành là em Trương Trung Kiên, lớp 12 chuyên Hóa và em Đặng Phương Trang, lớp 12 chuyên Sinh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh tư liệu

Đảm bảo an toàn cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh và quản lý giá sách giáo khoa là chia sẻ của một số đại biểu Quốc hội với báo chí bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Một buổi học của lớp xóa mù chữ tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.

Những năm qua, các lớp học xóa mù chữ (XMC) sáng điện mỗi tối đã không còn xa lạ ở các bản vùng cao huyện Văn Chấn. Những bàn tay thô ráp vốn quen với con dao, cái cuốc nay đang cố gắng nắn nót từng con chữ với mong muốn viết và đọc thành thạo tiếng phổ thông, để biết nhiều hơn, để học hỏi thêm cách làm ăn kinh tế, để dạy dỗ, giáo dục con cái tốt hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục