Nhiều kỷ lục được xác lập tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2023 | 8:48:24 AM

Số lượng người tham dự đông nhất, số gian tư vấn nhiều nhất, số câu hỏi (đặc biệt là câu hỏi của phụ huynh) gửi tới ban tư vấn phong phú nhất... Đó là những kỷ lục được xác lập tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 tại Hà Nội.

Khoảng 20.000 học sinh, phụhuynh tham dự Ngày hội tư vấntuyển sinh - hướng nghiệp tại Hà Nội vào sáng 19-3
Khoảng 20.000 học sinh, phụhuynh tham dự Ngày hội tư vấntuyển sinh - hướng nghiệp tại Hà Nội vào sáng 19-3

Diễn ra trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội vào ngày 19-3, ngày hội thực sự bùng nổ với nhiều hoạt động độc đáo, thiết thực tại gần 250 gian tư vấn và những màn hỏi - đáp nóng bỏng tại phiên tư vấn trực tiếp. Ước tính có khoảng 20.000 phụ huynh, học sinh, giáo viên tham dự ngày hội.

Nghiên cứu kỹ, hỏi sâu

Phiên tư vấn chung của ngày hội Hà Nội năm nay ghi nhận một điểm khác biệt là rất nhiều phụ huynh đi nghe tư vấn cùng con. Có một số phụ huynh đại diện cho ban phụ huynh lớp tập hợp câu hỏi trên giấy để gửi đến ban tư vấn. Một số phụ huynh chưa hài lòng với phần trả lời đã phản biện, căn vặn. Một số người "mượn diễn đàn" để tâm sự nỗi lo lắng, băn khoăn khi phải cùng con chọn trường, chọn ngành.

Phiên tư vấn nóng từ đầu đến cuối chính vì những nỗi niềm của phụ huynh rất lớn. Càng nghiên cứu nhiều thông tin, phụ huynh càng nhiều băn khoăn và muốn hỏi cặn kẽ tới cùng.

"Học sinh phổ thông phải học toán quá hàn lâm như đạo hàm, tích phân. Những kiến thức này có cần thiết ở bậc đại học không?" - một ông bố lên tiếng. Các thầy cô ở nhóm trường kinh tế, ngôn ngữ thừa nhận một số kiến thức toán phổ thông không cần thiết trong chương trình đào tạo đại học.

PGS.TS Nguyễn Thị Cúc Phương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết 10 ngành đào tạo ngôn ngữ của trường này không dạy toán nên "học sinh không giỏi toán có thể học ngành ngôn ngữ".

Trả lời chất vấn "học đạo hàm, tích phân để làm gì?", PGS.TS Nguyễn Phong Điền, phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng với lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, toán rất quan trọng: "Các chuyên ngành cơ điện tử, điều khiển robot dùng toán rất nhiều nhưng dưới dạng lập trình. Không có toán thì không thể đạt được trình độ cao trong khoa học kỹ thuật".

"Tại sao nhiều trường không ưu tiên xét tuyển với học sinh được giải học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử hay đưa lịch sử vào tổ hợp xét tuyển, trong khi môn lịch sử cần thiết không kém môn ngữ văn" - một học sinh đặt câu hỏi. Trả lời học sinh này, một số chuyên gia tư vấn ở nhóm ngành kỹ thuật, y, kinh tế thừa nhận chưa đưa lịch sử vào tổ hợp xét tuyển cũng không ưu tiên học sinh giỏi môn lịch sử.

"Các trường tự chủ trong việc xây dựng phương thức tuyển sinh tùy theo đặc thù của các ngành đào tạo. Trường ĐH Ngoại thương chưa có tổ hợp xét tuyển có môn lịch sử. Nhưng đúng là ý kiến của em cũng là điều các thầy cô suy nghĩ, cân nhắc thêm cho mùa tuyển sinh năm sau" - PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng đào tạo Trường đại học Ngoại thương, chia sẻ.


Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trò chuyện với các học sinh đến tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Lưu ý những điểm mới của năm 2023

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), là một trong những chuyên gia vất vả nhất trong phiên tư vấn vì có quá nhiều câu hỏi liên quan tới đăng ký xét tuyển, cộng điểm ưu tiên... Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết có những quy định của bộ từ năm 2022 nhưng năm 2023 mới có hiệu lực, đây là điều các bậc phụ huynh và thí sinh cần lưu ý.

"Quy định mới về tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực sẽ áp dụng trong năm nay theo hướng giảm dần tùy theo kết quả thi của thí sinh. Những thí sinh đạt điểm thi tốt nghiệp THPT ở mức trung bình - khá sẽ được cộng điểm ưu tiên nhiều nhất theo tinh thần tăng cường tiếp cận đại học đối với người học ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Nhưng khi các thí sinh đã đạt ngưỡng điểm giỏi thì mức điểm cộng ưu tiên cần giảm để có sự cạnh tranh công bằng khi các em tham gia xét tuyển vào các trường điểm đầu vào cao, có mục tiêu lựa chọn những thí sinh giỏi và xuất sắc vào học" - bà Thủy chia sẻ.

Khác với năm trước, Bộ GD-ĐT quy định ngay khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần cung cấp minh chứng liên quan tới việc cộng điểm ưu tiên. Việc cập nhật sớm và rà soát kỹ sẽ giúp thí sinh tránh sai sót dẫn tới trượt oan khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. "Vì năm trước đã có thí sinh đỗ thành trượt do nhầm lẫn về khu vực, đối tượng ưu tiên" - bà Thủy nói.

Một trong những điểm mới năm nay đáng chú ý là thí sinh đăng ký nguyện vọng chỉ phải điền thông tin về ngành, trường mà không phải điền thông tin từng phương thức, tổ hợp xét tuyển. Về điều này, một số phụ huynh tại phiên tư vấn bày tỏ lo lắng không rõ phần mềm sẽ "nhận diện" như thế nào, liệu "máy" có sai sót khiến thí sinh bị thiệt thòi hay không?

Bà Thủy khẳng định điều chỉnh kỹ thuật của bộ chỉ nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. "Thí sinh chỉ cần đăng ký ngành, trường và cập nhật các minh chứng cần thiết, hệ thống sẽ xử lý xác nhận thí sinh trúng tuyển với phương thức phù hợp" - bà Thủy khẳng định.

Ngoài điểm THPT, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được Bộ GD-ĐT cập nhật, thí sinh cần nhập các minh chứng khác như chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy, kỳ thi riêng của các trường có cho phép sử dụng kết quả xét tuyển, chứng chỉ quốc tế, các minh chứng để cộng điểm ưu tiên...

Có phương án xử lý rủi ro, hỗ trợ thí sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các cơ sở đào tạo năm nay phải công bố phương án giải quyết những rủi ro, vướng mắc của thí sinh trong giai đoạn xét tuyển.

Các trường cũng cần kết hợp để cùng giải quyết trong trường hợp thí sinh do nhầm lẫn vướng mắc không đỗ nguyện vọng vào trường này nhưng có thể đủ điều kiện xét tuyển bổ sung vào trường khác. Sự kết hợp chặt chẽ sẽ hỗ trợ tối đa cho thí sinh tận dụng được cơ hội trúng tuyển. 

Dự kiến 17 đến 19-7 công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT

Chia sẻ ngay đầu phiên tư vấn, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), tiết lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ có 75% nội dung ở mức nhận biết, thông hiểu và có 25% thuộc mức vận dụng, vận dụng cao.

"Như vậy chỉ học chắc kiến thức cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, thì thí sinh có thể đạt 75% điểm số của bài thi" - ông Chương nói. Ông Chương cũng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ cố gắng để trong khoảng từ 17 đến 19-7 sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT để có thời gian thuận lợi nhất cho công tác tuyển sinh.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thi tốt nghiệp THPT từ 2025, dự kiến thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Chiều 17/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhằm lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn.

Để tránh những sai sót trong quá trình xét tuyển đại học năm 2023, thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian sau.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi bày tỏ niềm vui, chúc mừng với ĐH Bách khoa Hà Nội.

Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn công bố Quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời trao Quyết định công nhận Hội đồng Đại học, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Ngày 17/3, Sở Giáo dục- Đào tạo Yên Bái (GD&ĐT) tổ chức gặp mặt học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2023 và các thầy cô giáo đã có thành tích xuất trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục