Cụ ông 78 tuổi tốt nghiệp bằng giỏi Đại học Luật Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/7/2023 | 9:10:24 AM

Ở tuổi 78, ông Ngô Tôn Đức (SN 1945, Hà Nội) vừa trở thành cử nhân cao tuổi nhất của Trường ĐH Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.

"Cụ sinh viên" Ngô Tôn Đức tốt nghiệp loại giỏi Trường ĐH Luật Hà Nội.

Ở tuổi "Thất thập cổ lai hy", thay vì tận hưởng nghỉ dưỡng tuổi già, 5 năm trước, ông Ngô Tôn Đức (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) quyết định cắp sách đến trường như những bạn trẻ thế hệ con cháu mình.

Theo học chương trình đào tạo cử nhân Luật hệ vừa làm vừa học, cụ ông 73 tuổi khi đó miệt mài chinh phục tấm bằng đại học thứ ba.

Mới đây, với tổng điểm tích lũy 8,1, ông Ngô Tôn Đức giữ kỷ lục sinh viên tốt nghiệp cử nhân cao tuổi nhất của Trường ĐH Luật Hà Nội.

"Tôi rất vui và sung sướng vì sau 5 năm học đã nhận được bằng cử nhân. Đến giờ vẫn thấy lâng lâng”, ông Đức nói.

Em Ngô Minh Phượng (cháu ngoại của ông Đức, hiện là sinh viên năm thứ hai đại học) cho hay, để có được tấm bằng đại học thứ ba này, ông đã phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều.

"Trong quá trình học, ông gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về Tiếng Anh và Tin học. Những lúc ông cần, em vẫn thường hỗ trợ dịch Tiếng Anh để ông hiểu hay đánh máy giúp ông hoàn thành tiểu luận... Khi đánh máy hộ ông hoặc trao đổi bài cùng ông, chính em cũng được tiếp thu thêm những kiến thức về ngành luật mà mình chưa được biết”, Phượng chia sẻ.

Phương cho hay, khi ông Đức bày tỏ mong muốn đi học ngành luật ở tuổi cao, cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

"Gia đình ban đầu cũng khá bất ngờ với mong muốn của ông nhưng sau đó đều ủng hộ bởi đó là mong mỏi từ lâu, hồi trẻ ông cũng rất thích học. Giờ đây, gia đình em rất vui và tự hào với kết quả tốt nghiệp loại giỏi của ông”, Phương nói.

Để có được tấm bằng đại học thứ ba, sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Gặp nhiều khó khăn do tuổi cao, nhưng suốt quá trình học, ông Đức luôn đạt được những điểm số cao trong học tập.

Trong mắt những người bạn cùng khóa, ông Đức luôn là sinh viên cần cù, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi.

Anh Đỗ Hoài Nam (học viên lớp Văn bằng 1 K18B Trường ĐH Luật Hà Nội cùng ông Đức) chia sẻ: "Lúc nào bác Đức cũng là người đến sớm và rất chăm học, chuẩn bị bài tập rất đầy đủ. Nhiều hôm, hết giờ, bác vẫn có rất nhiều câu hỏi với giảng viên.

Tuổi cao nên nhiều hôm bác cũng mệt, mọi người cũng quan tâm, hỏi han sức khỏe bác. Kết quả học tập của bác xuất sắc, giới trẻ có khi còn thua. Đó là cả một sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, rất đáng khen ngợi”.

Đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội cho hay, ban đầu lớp có hơn 40 sinh viên, đến nay hơn 30 sinh viên tốt nghiệp và sinh viên Ngô Tôn Đức là người có điểm số cao nhất lớp. Với kết quả này, ông Đức cũng là cử nhân cao tuổi nhất khi tốt nghiệp trong lịch sử của Trường ĐH Luật Hà Nội.

Trở thành cử nhân Luật, ông Đức cho hay, bản thân càng phải chú ý đến từng lời nói, việc làm. Ông Đức chia sẻ, sau tốt nghiệp, ông có dự định học tiếp lên cao học Luật dân sự hoặc học nghề luật sư.

"Nhưng với hệ cao học, tôi hơi gặp khó bởi "vướng” Tiếng Anh, bây giờ đang phải ôn lại Tiếng Anh. Về công nghệ thông tin, tôi không quá lo sợ vì vẫn "cọc cạch” được và sẽ học thêm từ các cháu, các con”, ông Đức nói.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Từ 8h ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất đưa nghề giáo viêm mầm non vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho phép giáo viên mầm có tuổi nghỉ hưu thấp hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung do giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng thuận và cho rằng có thể xem xét đưa vào diện ngành nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu trước tuổi.

Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú.

Mỗi học sinh, học viên bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo... có thể được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng.

Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Bình làm việc với đoàn.

Ngày 8/7, UBND huyện Yên Bình đã có buổi làm việc với Đại học Thái Nguyên về việc thống nhất nội dung “Chương trình đại học đặc biệt” tuyển sinh đào tạo hệ đại học ngành nông nghiệp công nghệ cao cho học sinh sau tốt nghiệp lớp 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục