Loay hoay giải bài toán thiếu giáo viên: Càng tuyển càng thiếu

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/8/2023 | 8:57:42 AM

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) lý giải tình trạng thiếu giáo viên trên cả nước ngày càng tăng so với năm học trước đó.

Bộ GD&ĐT lý giải tình trạng thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng. (Ảnh minh hoạ)
Bộ GD&ĐT lý giải tình trạng thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng. (Ảnh minh hoạ)

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến hết năm học 2022 - 2023, cả nước có 1.234.124 giáo viên mầm non và phổ thông, tăng 71.927 người so với năm học 2021 - 2022. Trong đó, khối công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập 11,43%.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, năm học vừa qua, các địa phương tích cực triển khai công tác tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được giao; tăng cường chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng thẳng thắn thừa nhận tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.


So sánh số lượng giáo viên năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023. 

Hiện cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 giáo viên, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207, cấp THPT tăng 2.045 người).

Cơ cấu đội ngũ nhà giáo đang mất cấn đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật).

Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Bộ GD&ĐT chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến việc số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều với năm học trước, là do số trẻ đến trường năm học 2022 - 2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022 - 2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên.

Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên).

Ngoài ra, năm học 2022 - 2023 toàn quốc có hơn 19.300 giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc (gồm 10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc).

Bộ cũng cho rằng, năm học qua, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp.

Tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Hầu hết các địa phương vướng mắc trước yêu cầu tinh giản 10% biên chế, khiến làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục.

"Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục", Bộ GD&ĐT nhìn nhận.

Mặt khác, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.

Những vùng có tỷ lệ thấp nhất cả nước như: Bậc mầm non có vùng miền núi phía Bắc tỷ lệ giáo viên/lớp thấp nhất cả nước với 1,6. Bậc tiểu học có vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp thấp nhất đạt 1,29. Bậc THCS có vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ giáo viên 1,69 thầy cô/lớp...

Bộ GD&ĐT nêu lên một số giải pháp khắc phục cho năm học mới. Thứ nhất, tiếp tục rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2023 - 2024.

Thứ hai, Bộ yêu cầu các địa phương tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao bảo đảm số lượng và chất lượng (ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu); sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Các địa phương cần đặc biệt bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ lưu ý.

Hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022 - 2023 là 27.850. Tuy nhiên, đầu tháng 5/2023, theo Bộ GD&ĐT, các địa phương mới tuyển được 15.540 giáo viên.

Các chuyên gia nhận định điều này do nhiều nguyên nhân, ngoài lương bổng không hấp dẫn, áp lực cao, còn do dự báo nhu cầu, kế hoạch đào tạo cho chương trình mới bất cập, dẫn đến thiếu nguồn để tuyển dụng.
(Theo VTC)

Các tin khác
Bà cháu em Nguyễn Trung Hiếu, thủ khoa cả 4 khối A00, A01, B00, D07 Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái xem lại thành tích đạt được trong 3 năm THPT của em.

Thành tích ấn tượng của các thủ khoa Yên Bái trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cùng những "điểm tựa" vững chắc là cha mẹ, thầy cô và bạn bè chính là những bí quyết học tập và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của mỗi em.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại TP HCM hôm 28/6.

Hơn 30% trong khoảng 951.900 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng nghĩa từ bỏ cơ hội vào đại học.

Đoàn Việt Nam tham đoạt huy chương vàng.

Đoàn học sinh Việt Nam gồm 3 đội với 8 học sinh Trường THCS Giảng Võ - Hà Nội dự cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế khoa học quốc tế (WICO) đều xuất sắc giành được huy chương vàng.

Năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 4, 8 và 11. Vì vậy, các lớp này đều phải học sách giáo khoa (SGK) mới biên soạn. Tuy nhiên, hiện tại giá SGK tăng gấp 2 - 3 lần so với sách của chương trình cũ khiến không ít phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục