Hôm nay là Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/9/2023 | 8:57:55 AM

Hôm nay (8/9) là Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, phong trào xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiện nay, trên cả nước vẫn còn hơn 1 triệu người trong độ tuổi từ 15 - 60 mù chữ mức độ 1 và hơn 2 triệu người mù chữ mức độ 2, tập trung chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nữ giới. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực vận động người mù chữ tham gia các lớp xóa mù chữ. Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2022 - 2023, cả nước đã huy động được hơn 32.000 người học các lớp xóa mù chữ, tăng hơn 12.000 người so với năm học trước, góp phần duy trì bền vững thành quả công tác xóa mù chữ tại Việt Nam.

*Thêm 4 tỉnh nâng chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 1 lên mức độ 2

Tại nước ta, hiện tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ mức độ 1 và mức độ 2 lần lượt là gần 99% và hơn 97%. Cả 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 48/63 tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (76,19%), trong đó có 4 tỉnh nâng chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 1 lên mức độ 2 so với năm học trước là: Phú Yên, Kiên Giang, Sóc Trăng và Quảng Nam.

Cả nước còn 15 tỉnh chưa đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, gồm: Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Gia Lai,  Đắk Nông, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang và Cà Mau.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm duy trì kết quả xóa mù chữ và nâng chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 1 lên mức độ 2, trong năm học 2022-2023, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng, các trường tiểu học vận động người mù chữ ra các lớp xóa mù chữ như: Hà Giang (5.897 học viên), Lai Châu (5.176 học viên), Lào Cai (2.325 học viên), Yên Bái (2.088 học viên), Sơn La (2.303 học viên), Lạng Sơn (1.269 học viên), Thành phố Hồ Chí Minh (1.547 học viên), Điện Biên (1.416 học viên), Thừa Thiên - Huế (1.176 học viên)...

Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã huy động được các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác xóa mù chữ như ký kết các chương trình phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về kế hoạch phối hợp tổ chức các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân tại trại giam; ký kết chương trình phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh về đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học; ký kết chương trình phối hợp với Hội Khuyến học về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, ký kết chương trình phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ về nâng cao chất lượng giáo dục và công tác xóa mù chữ...

Để thực hiện chương trình xóa mù chữ bảo đảm chất lượng, hiệu quả, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị được giao nhiệm vụ dạy xóa mù chữ căn cứ vào chương trình xóa mù chữ mới cùng các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy - học hiện hành; sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương (cơ sở vật chất, thiết bị của các trường học trên địa bàn, nhà văn hóa thôn xóm, trung tâm học tập cộng đồng…) để thực hiện chương trình xóa mù chữ.  

Việc đổi mới phương pháp dạy xóa mù chữ được nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy chương trình xóa mù chữ như: Đồng Nai, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Kiên Giang, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Sơn La, Yên Bái...

Một số Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt thông tin, tuyên truyền về công tác xoá mù chữ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Nhờ đó, những thành quả của công cuộc xóa mù chữ đã được duy trì bền vững và có bước phát triển trong năm học vừa qua, dần ngăn chặn được tình trạng tái mù chữ.


*** Để công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt kết quả cao, hàng năm Yên Bái đều quan tâm bố trí kinh phí duy trì thực hiện. Năm 2022, Yên Bái đã phân bổ 1,5 tỷ đồng, tập trung thực hiện các hoạt động, như: mở các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ, bổ túc THCS; Kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả; kiểm tra, giám sát việc tổ chức và nghiệm thu các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Sở GD-ĐT Yên Bái thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền về mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cũng như các văn bản của Bộ, tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Nhờ đó, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Đối với công tác xóa mù chữ, có 173/173 đơn vị cấp xã đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện mức độ 1; 163/173 xã đảm bảo mức độ 2 (tăng 7 xã). Ngoài ra, có 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 7/9 đơn vị chuẩn mức độ 2.
T.T - VTV



Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tăng hoa 3 giáo viên biệt phái.

Chiều 7/9, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình tổ chức gặp mặt giáo viên tiếng Anh tham gia biệt phái tại huyện Trạm Tấu.

Thí sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến trước 17 giờ ngày 8/9

17 giờ ngày 8/9, sẽ hết thời hạn nhập học trực tuyến trong tuyển sinh đại học 2023. Mọi thí sinh cần lưu ý thời hạn này để hoàn tất các thủ tục nhập học theo yêu cầu của từng cơ sở đào tạo.

Lãnh đạo Trường PTDTNT THCS huyện Yên Bình kiểm tra chất lượng dạy và học của đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý.

Kết thúc năm học 2022- 2023, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS huyện Yên Bình đạt trên 87%, vượt 5% kế hoạch. Đặc biệt, tại kỳ thi học sinh giỏi các cấp trong năm học, nhà trường đã đạt 60 giải học sinh giỏi cấp huyện, vượt 5 giải so với chỉ tiêu cam kết; 16 giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục