Môn Lịch sử có rơi vào thế khó khi đặt lên bàn cân thi bắt buộc hay lựa chọn?

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/9/2023 | 3:00:47 PM

Sự khác biệt giữa hai phương án thi tốt nghiệp THPT đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chỉ là có hay không đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc. GS.TS Đỗ Thanh Bình khẳng định, việc đề xuất hai phương án thi này đã đẩy môn Lịch sử vào thế khó.

GS.TS Đỗ Thanh Bình - đồng Tổng Chủ biên SGK Lịch sử & Địa lý - Bộ sách Cánh Diều
GS.TS Đỗ Thanh Bình - đồng Tổng Chủ biên SGK Lịch sử & Địa lý - Bộ sách Cánh Diều

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) hiện đang lấy ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 phương án được đưa ra:

Phương án 1 gồm các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn đã lựa chọn học.

Phương án 2 gồm các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn trong số các môn đã được học, trong đó có cả môn Lịch sử.

Trao đổi với VOV2 (Đài TNVN), GS.TS Đỗ Thanh Bình - đồng Tổng Chủ biên SGK Lịch sử & Địa lý - Bộ sách Cánh Diều đặt câu hỏi không hiểu vì sao Bộ GD-ĐT lại đề xuất hai phương án này để lấy ý kiến các Sở GD-ĐT, trường THPT và giáo viên.

Việc đề xuất 2 phương án về số môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo ông Bình khiến môn Lịch sử - vốn là môn học bắt buộc ở cấp THPT rơi vào thế khó.

"Việc lấy ý kiến theo hai phương án này chắc chắn môn Lịch sử có nguy cơ không phải là môn thi bắt buộc vì giáo viên dạy Lịch sử rất ít trong khi phần đông giáo viên các môn học khác sẽ bảo vệ môn học của mình nên sẽ chọn phương án 2 - phương án mà Lịch sử không phải là môn thi bắt buộc", ông Bình nói.

Cũng theo GS.TS Đỗ Thanh Bình, trong một kỳ thi, tâm lý chung của học sinh, giáo viên và cả phụ huynh là bớt được môn nào hay môn đó.

Ông nói, môn Lịch sử vốn trải qua nhiều tranh cãi, nâng lên, hạ xuống trong suốt quá trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm 2022, Bộ GD-ĐT buộc phải điều chỉnh Chương trình bậc THPT theo hướng môn Lịch sử là môn học bắt buộc.

"Nếu môn Lịch sử không phải là môn thi tốt nghiệp bắt buộc thì việc học cũng chỉ qua loa, mang tính đối phó vì việc học của học sinh hiện nay rất thực dụng, chỉ tập trung vào những môn để thi. Tâm lý người dạy cũng vậy thôi", ông Bình nêu quan điểm.

Điều khiến GS.TS Đỗ Thanh Bình lo ngại nhất khi Lịch sử không phải là môn thi bắt buộc khiến việc học qua loa và điều này dẫn đến nguy cơ học sinh bị hổng kiến thức lịch sử.

Trước đó, tháng 3/2023 Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo Dự thảo, từ năm 2025, thí sinh học chương trình THPT sẽ dự thi 6 môn học, trong đó 4 môn bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học;

Thí sinh học chương trình GDTX cấp Trung học phổ thông dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thì theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Việc công bố thêm một phương án khác về môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo GS.TS Đỗ Thanh Bình là một sự thiếu nhất quán của Bộ GD-ĐT.

Ông Bình thừa nhận, môn học bắt buộc và môn thi bắt buộc là hai vấn đề khác nhau nhưng môn Lịch sử là môn học đặc thù có nhiệm vụ giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ.

"Lịch sử đã là môn học bắt buộc thì cũng phải là môn thi bắt buộc. Đây là tâm tư, nguyện vọng của không chỉ giáo viên, nhà nghiên cứu Lịch sử mà của rất nhiều người", GS.TS Đỗ Thanh Bình kiến nghị.

Liên quan đến cấu trúc đề thi môn Lịch sử, tác giả SGK Lịch sử-Địa lý bộ Cánh Diều cho rằng việc thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là phù hợp. Cách thi này không chỉ kiểm tra được diện rộng kiến thức mà phù hợp với việc đánh giá số đông học sinh. Việc bổ sung 30% câu hỏi tự luận trong một đề thi Lịch sử là không cần thiết.

(Theo VOV)

Các tin khác
Cán bộ quản lý, giáo viên huyện Yên Bình tham gia Lớp bồi dưỡng chính trị hè 2023.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ mỗi năm, Yên Bái có trên 24.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng đào tạo chuẩn, trên chuẩn; bồi dưỡng chính trị, quản lý nhà nước và quản lý giáo dục; tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực; bồi dưỡng các chuyên đề chuyên môn; phương pháp dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh tặng bà Yoo Soo Yeon - Phó Giám đốc Văn phòng KOICA Việt Nam cuốn sách ảnh

Sáng 11/9, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Văn phòng KOICA Việt Nam về tình hình triển khai Dự án “Hỗ trợ trang thiết bị cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú của tỉnh Yên Bái” do chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Văn Chấn  trong giờ Tin học

Toàn huyện hiện có 39 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 4 trường chuẩn quốc gia mức độ 2; năm 2023 phấn đấu công nhận mới thêm 4 trường.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học mới 2023-2024, Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu, cơ sở giáo dục có giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, chống bạo hành cũng như không mua suất ăn sẵn cho trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục