Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng học phí đại học

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/9/2023 | 2:24:47 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc cho phép tăng học phí bậc đại học, giữ nguyên học phí bậc phổ thông.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong tờ trình về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định cơ chế thu, quản lý học phí các trường đại học và địa phương cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu khó khăn, nếu học phí năm học 2023 -2024 thực hiện theo Nghị định 81, mức trần sẽ tăng cao, trở thành gánh nặng rất lớn với xã hội.

Trong các năm 2021, 2022, 2023, Chính phủ đã yêu cầu các trường đại học, các địa phương không tăng học phí so với năm 2020 nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch COVID-19. Do vậy, lộ trình học phí theo Nghị định 81 kể từ khi ban hành năm 2021 đến nay chưa được áp dụng, mức thu học phí đã giữ nguyên trong 3 năm học vừa qua.

Tháng 8/2023, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến của các địa phương, các trường đại học, chuyên gia về việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 81 cho phù hợp tình hình thực tế.

Nhiều ý kiến đều cho rằng, học phí năm học 2023 - 2024 cần được điều chỉnh tăng để bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm.

Với các trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí chiếm tỉ trọng trên 80% tổng nguồn thu của trường, khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế. Nhiều trường đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ.

Tại tờ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, mức trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023 - 2024 là 1,2 - 2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35 - 2,76 triệu đồng như Nghị định 81. Mức thu hiện nay là 980.000 đồng - 1,43 triệu đồng/tháng.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2 - 2,5 lần mức trên, tương đương khoảng 2,4 - 6,15 triệu đồng/tháng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trình phương án giữ nguyên các quy định về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Viettel huyện Văn Yên, Hội Khuyến học huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo trao học bổng  “Vì em hiếu học” cho các học sinh nghèo huyện Văn Yên.

Vừa qua, Viettel huyện Văn Yên phối hợp với Hội Khuyến học huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu các nhà trường tổ chức trao học bổng Chương trình “Vì em hiếu học” cho học sinh nghèo trên địa bàn 10 xã của huyện.

Hội nghị tổng kết công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023, triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Các địa phương chỉ ra những hạn chế, bất cập trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, đề xuất giải pháp để tổ chức tốt hơn trong năm 2024, định hướng tổ chức kỳ thi từ năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng phát biểu sáng 20/9.

Bộ GD-ĐT đã chia sẻ những điểm đã được thống nhất về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi năm nay diễn ra sáng 20/9.

Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái và Hội Khuyến học tỉnh.

Chiều 19/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái và Hội Khuyến học tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023-2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục