Học sinh nghiên cứu khoa học cũng cần sự liêm chính

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/12/2023 | 9:39:08 AM

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang trong quá trình lấy ý kiến về Quy chế hội thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (KH-KT) của học sinh (HS) phổ thông. Nhiều ý kiến cho rằng "sân chơi" này cũng cần những tiêu chí, giải pháp để đảm bảo tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Học sinh tham gia hội thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Học sinh tham gia hội thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo Quy chế hội thi nghiên cứu KH-KT cấp quốc gia học sinh HS THCS và THPT lấy ý kiến đóng góp để thay thế Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu KH-KT cấp quốc gia HS THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT.

Hạn chế sự can thiệp vào dự án của học sinh

Là giáo viên (GV) THPT tại Q.Bình Tân (TP.HCM), với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác hướng dẫn HS nghiên cứu KH-KT, thạc sĩ Phan Thế Hoài, đánh giá việc Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo về quy chế cuộc thi KH-KT lần này cho thấy Bộ đã lắng nghe những phản ánh của GV về sự thiếu trung thực và nhìn nhận những bất cập để điều chỉnh.

Thạc sĩ Hoài đưa ra những so sánh giữa quy định hiện hành và nội dung dự thảo, đồng thời chỉ ra những điểm mới mà dự thảo đưa ra thể hiện tính tích cực. Cụ thể, dự thảo bỏ nội dung: "Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KH-KT của HS trung học".

Thạc sĩ Hoài cho rằng điều này sẽ góp phần tránh sự can thiệp của các nhà khoa học vào dự án của HS. Thực tế hiện nay đã có trường hợp giảng viên ĐH cắt nhỏ, lấy một chương trong luận văn, luận án nghiên cứu của mình để làm thành đề tài nghiên cứu cho HS. "Việc này khiến không lượng hóa được công sức của HS và người hướng dẫn", thạc sĩ Phan Thế Hoài phân tích.

Bỏ những lĩnh vực nghiên cứu quá sức

Ông Phan Thế Hoài thể hiện sự đồng tình khi dự thảo quy định nội dung nghiên cứu KH-KT phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và tự nguyện tham gia của HS. Đặc biệt, trong đó phải kể đến việc điều chỉnh nội dung các lĩnh vực của cuộc thi.

Nếu quy định hiện hành có 22 lĩnh vực nghiên cứu thì trong dự thảo bỏ 14 lĩnh vực, ví dụ y sinh và khoa học sức khỏe; kỹ thuật y sinh; sinh học tế bào và phân tử..., giữ lại 8 lĩnh vực là toán, vật lý và thiên văn, hóa học, sinh học, tin học, kỹ thuật và công nghệ, khoa học trái đất và môi trường, khoa học xã hội.

Với 8 lĩnh vực trên, thạc sĩ Hoài nhìn nhận phù hợp với nhận thức, trình độ và năng lực của HS THCS, THPT. Còn với 22 lĩnh vực trong quy định hiện hành, có những lĩnh vực HS phổ thông chưa đủ kiến thức để nghiên cứu.

Cần bổ sung quy định về liêm chính khoa học

Điều 4 của dự thảo đưa ra yêu cầu đối với dự án dự thi: "Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình".

Về nội dung này, ông Phan Thế Hoài đề nghị Bộ có thêm quy định về liêm chính khoa học để cụ thể hóa tính trung thực trong việc nghiên cứu KH-KT. Chẳng hạn, nghiêm cấm GV hướng dẫn và HS vi phạm các hành vi như đạo văn, tự đạo văn, bịa đặt, ngụy tạo…

Đồng thời, ông Hoài cũng góp ý Bộ nên điều chỉnh tiêu chí đánh giá dự án dự thi. Theo đó, dự thảo thông tư quy định: câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm; thiết kế và phương pháp: 15 điểm; thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu: 15 điểm; tính sáng tạo: 25 điểm; trình bày: 35 điểm, trong đó áp phích (poster): 10 điểm, phỏng vấn: 25 điểm. Ông Hoài cho rằng cần giảm điểm các nội dung thiết kế và phương pháp, trình bày; nên tăng điểm ở tính sáng tạo, phỏng vấn. Trong đó, tính sáng tạo chiếm 50% số điểm thì dự án mới có tính mới.

YBĐT (Theo TNO)

Các tin khác
Học sinh, sinh viên tỉnh Yên Bái được tuyên dương tại buổi lễ.

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu, diễn ra ngày 26/12 tới đây, là sự kiện nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Năm 2023, toàn quốc có 143 em được tuyên dương, trong đó, tỉnh Yên Bái có 6 học sinh, sinh viên được tôn vinh tại buổi lễ. Mời bạn đọc hãy cùng gặp gỡ với các em trước ngày lên đường dự lễ tuyên dương!

Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bổ sung 27.860 biên chế giáo viên cho các địa phương, năm học 2023-2024.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ được miễn thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Chiều 22/12, Mobifone tỉnh Yên Bái và Công ty Cổ phần Giáo dục EDUCA đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh tổ chức Hội thảo dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cho cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục