Văn hóa học đường đòi hỏi sự mẫu mực của nhà giáo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/1/2024 | 7:10:50 AM

YênBái - Văn hóa học đường (VHHĐ) là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách của học sinh. Đó là một hệ thống các giá trị, hành vi và quy tắc mà nhà giáo phải tuân thủ và truyền đạt cho học sinh. Sự mẫu mực của nhà giáo là thể hiện của sự chuyên nghiệp, đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong công việc giảng dạy.

Cô giáo Lò Thủy Uyên, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải luôn coi trọng kỹ năng tương tác với học sinh trong mỗi tiết học.
Cô giáo Lò Thủy Uyên, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải luôn coi trọng kỹ năng tương tác với học sinh trong mỗi tiết học.

Trong những năm qua, xây dựng VHHĐ luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm chú trọng. Các đơn vị nhà trường xác định, sự mẫu mực của nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì VHHĐ. 

UBND tỉnh đã có kế hoạch chỉ đạo triển khai trong toàn tỉnh về thực hiện Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục” nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; đồng thời, xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện… góp phần xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. 

Các cơ sở giáo dục cũng xây dựng những bộ quy tắc ứng xử phù hợp; tổ chức xây dựng trường học hạnh phúc… Đến nay, toàn tỉnh có 269 trường đạt các tiêu chí"Trường học hạnh phúc"; kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực đạt kết quả cao.


Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải được biết đến là ngôi trường xây dựng thành công mô hình trường học du lịch và những học sinh nhà trường luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau. Để xây dựng được môi trường học thân thiện, học sinh hòa đồng, các thầy, cô giáo trong Trường luôn xác định sự mẫu mực của giáo viên là vấn đề căn bản cốt lõi trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường. 

Cô giáo Lò Thủy Uyên - giáo viên nhà trường chia sẻ: "Cùng với việc trau dồi trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới trong giảng dạy, tôi luôn xác định đầu tiên là yêu nghề, tôn trọng học sinh, luôn tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện. Trong tương tác với học sinh, luôn lắng nghe, quan tâm đến ý kiến của học sinh để tạo ra môi trường học tập thoải mái và đáng tin cậy”. 

Cô Uyên cũng giống như các thầy, cô giáo ở Yên Bái luôn đề cao sự mẫu mực của nhà giáo. Trong đó, sự mẫu mực của nhà giáo là thể hiện của sự chuyên nghiệp, đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong công việc giảng dạy. 

Nhà giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, định hình giá trị và tác động đến hình thành nhân cách của học sinh. Thầy, cô luôn thể hiện sự tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập và giải quyết khó khăn. Nhà giáo mẫu mực cũng thể hiện sự công bằng, trung thực trong đánh giá và đối xử với học sinh. 

Cùng đó, đề cao đạo đức, phẩm chất cá nhân, dạy học sinh về lòng tự trọng, tôn trọng đồng nghiệp, cộng đồng xung quanh. Đặc biệt, sự mẫu mực của nhà giáo phản ánh qua trách nhiệm và cam kết của họ đối với nghề nghiệp. Các thầy, cô giáo luôn cập nhật kiến thức mới, nghiên cứu phương pháp giảng dạy hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Đó cũng chính là cách các thầy, cô xây dựng trường học hạnh phúc ở Yên Bái.

Trong một phát biểu đầu năm học 2023 - 2024, chia sẻ quan điểm về xây dựng "Trường học hạnh phúc”, đẩy mạnh VHHĐ, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một ngôi trường hạnh phúc, trước hết phải do giáo viên, học sinh và phụ huynh cảm nhận. Về phía ngành GDĐT, việc quan trọng đầu tiên là làm thế nào để thúc đẩy môi trường VHHĐ. VHHĐ coi trọng tính gương mẫu của người thầy, coi trọng phát triển nhân cách, đạo đức, phẩm chất tinh thần của người học.

Đặc biệt, VHHĐ đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo. Theo đó, muốn có VHHĐ, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh. Một trường học có văn hóa không thể có bạo lực. Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng và ở đó, cần chú trọng dạy người cùng với dạy chữ.

Các mối quan hệ ứng xử trong trường học vẫn được xem là có nhiều phức tạp. Song, năm học 2023 - 2024, ngành GDĐT xác định, tăng cường triển khai VHHĐ và rất cần những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh. Những kết quả xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học của ngành GDĐT Yên Bái càng khẳng định quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Muốn có VHHĐ, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh”.

Thanh Ba

Tags Văn hóa học đường nhà giáo

Các tin khác

Ngày mai 5-1, hơn 6.000 học sinh cả nước bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia năm học 2023 - 2024 với quy chế mới lần đầu tiên được áp dụng.

Các thầy cô giáo được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc của tỉnh Yên Bái năm học 2022-2023

Vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định 1582/QĐ-CTN ngày 25/12/2023 về việc phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên cả nước. Tỉnh Yên Bái có 6 nhà giáo được phong tặng danh hiệu vinh dự này.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97). Việc ban hành Nghị định này nhằm điều chỉnh lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình thực tiễn.

Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Lai trong một giờ học môn Tiếng Anh.

Toàn huyện Lục Yên có 37/47 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 78,72%; 2/3 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, bằng 66,7%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục