Cách tính điểm trung bình môn học kỳ I theo chương trình mới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/1/2024 | 8:18:19 AM

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ I theo quy định mới nhất về đánh giá học sinh THCS và THPT cơ bản được giữ nguyên nhưng có thay đổi trong xếp loại danh hiệu học sinh.

Học sinh tiểu học trong một tiết làm bài tập trên lớp
Học sinh tiểu học trong một tiết làm bài tập trên lớp

Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ I

Theo Điều 9, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT), cách tính điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhk) đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số được tính theo công thức sau:

ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck)/ (Số ĐĐGtx + 5)

Trong đó, TĐĐGtx là tổng điểm đánh giá thường xuyên, ĐĐGtx là điểm đánh giá thường xuyên, ĐĐGgk là điểm đánh giá giữa kỳ, ĐĐGck là điểm đánh giá cuối kỳ.

Như vậy, các bài đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, bài đánh giá giữa kỳ được tính hệ số 2 và bài đánh giá cuối kỳ được tính hệ số 3.

Tương tự, cách tính điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhkII) cũng sử dụng công thức trên.

Với điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn), kết quả được tính như sau:

ĐTBmcn = (ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII)/3

Theo công thức này, điểm trung bình môn học kỳ II được tính hệ số 2. Do đó, điểm số của học kỳ II có ý nghĩa quyết định tới kết quả học tập cả năm.

Cách tính điểm để xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Cũng theo Thông tư 22, quy định về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh có một số thay đổi so với quy định cũ.

Cụ thể, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét, trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 1 trong 2 mức: Đạt, Chưa đạt.

Để được đánh giá Đạt, học sinh cần có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt. Những trường hợp còn lại được đánh giá Chưa đạt.

Tính trên cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo kết quả học tập của học kì II. Như vậy, nếu kết quả học tập của học kỳ II được đánh giá mức Đạt thì kết quả cả năm được đánh giá Đạt, và ngược lại.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Với mức Tốt, học sinh cần có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. Đồng thời, tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Về xếp loại học sinh, quy định mới bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến và bỏ khen thưởng theo học kỳ. Hiệu trưởng sẽ chỉ tặng giấy khen thưởng cuối năm học cho học sinh đạt danh hiệu xuất sắc và giỏi.

Để đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc", ngoài kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt, học sinh cần có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Danh hiệu "Học sinh Giỏi" dành cho học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Cách tính điểm và xếp loại học sinh này được áp dụng từ năm học 2021-2022 với học sinh lớp 6. Từ năm học 2022-2023 bắt đầu áp dụng với lớp 10. 

Từ năm học 2023-2024, các khối lớp áp dụng quy định đánh giá học sinh mới gồm: 6, 7, 8, 10, 11.

Trước đó, theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ban hành năm 2020, việc xét công nhận danh hiệu học sinh có ba danh hiệu: học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 5.1.2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh trong giờ tin học.

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Internet đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc học tập và truy cập thông tin.

Hoạt động giáo dục của cô trò Trường mầm non Âu Cơ 1, huyện Việt Yên (Bắc Giang).

Tính đến ngày 30/11/2023, cả nước có 51 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; trong đó có ba tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Đồng chí Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tặng quà cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Ngành giáo dục Yên Bái đã song song nâng cao chất lượng, tạo bước phát triển mới về "chất" ở cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn với những dấu mốc ấn tượng trong năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục