Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục 2018

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/1/2025 | 7:59:01 AM

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung, triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học từ năm 2025.

Giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Mồ Dề, Mù Cang Chải, Yên Bái.
Giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Mồ Dề, Mù Cang Chải, Yên Bái.

Trong văn bản, Hiệp hội đánh giá, sau 5 năm thực hiện, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đạt được một số thành tựu như: đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; quy mô, chất lượng đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng yêu cầu; học sinh có những biến chuyển tích cực trong học tập, tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong quá trình học tập; việc đổi mới phương pháp giáo dục đã được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục, việc đánh giá học sinh cũng chuyển dần từ đánh giá theo nội dung kiến thức sang đánh giá theo phẩm chất, năng lực của người học và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư; cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế. Cụ thể, về chương trình và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006, Chương trình mới có những nét khác biệt như: số môn học nhiều hơn, trong đó có một số môn học mới. Nội dung các môn học nâng cao hơn, khối lượng nhiều hơn. Một số môn học mới chủ yếu học "chay”, ít được thực hành, thực tập.

Sau 5 năm triển khai chương trình, phát hiện thấy có biểu hiện học sinh gặp quá tải trong học tập (khối lượng và độ khó). Vẫn còn một số môn học có sự trùng lặp các kiến thức tạo ra năng lực trong các cấp học, đặc biệt là THCS và THPT, điển hình là môn Lịch sử. Tệ nạn dạy thêm, học thêm phát triển tràn lan.

Hiệp hội đề nghị Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 cấp học, đặc biệt là ở bậc THPT.

(Theo TPO)

Các tin khác
Theo nhiều chuyên gia, việc bỏ thi vào lớp 6 là để giảm chi phí, giảm áp lực học cho học sinh.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định chỉ xét tuyển, không thi tuyển vào lớp 6 đối với các trường phổ thông. Quyết định này nhanh chóng trở thành tâm điểm tranh luận trong xã hội, gây ra những ý kiến trái chiều từ phụ huynh, giáo viên và các chuyên gia giáo dục.

Ảnh minh họa

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025 cả nước có 14 thủ khoa ở 13 môn thi.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT gặp mặt học sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp quốc gia năm học 2024 - 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2024 – 2025. Theo đó, tỉnh Yên Bái đạt 57 giải (9 giải Nhì, 21 giải Ba, 27 giải Khuyến khích), tăng 17 giải so với năm học trước, vượt chỉ tiêu giao 15 giải.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Trạm Tấu thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh mặc áo ấm, đi giày tất đầy đủ khi đến lớp học vào buổi sáng

Những ngày này, thời tiết tại các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái rét, rét đậm, nền nhiệt xuống thấp vào đêm và sáng sớm. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các trường học vùng cao đã triển khai các biện pháp phòng, chống rét, giữ ấm cho học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ chuyên cần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục