Người thầy công nghệ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2025 | 2:16:45 PM

Học sinh của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cần được dạy cách sử dụng AI hiệu quả, đạo đức, thông minh và trách nhiệm...

Ảnh minh họa INT.
Ảnh minh họa INT.

Trí tuệ nhân tạo (AI) vào lớp học, không chỉ dừng lại ở việc giáo viên sử dụng công nghệ để đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục, mà còn thay đổi mạnh mẽ trong cách học sinh tiếp cận tri thức. Từ đây đặt ra vấn đề vai trò định hướng của người thầy trong việc giúp học trò xác định mục tiêu học tập để không phụ thuộc vào công nghệ.

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng có chương trình tập huấn cho giảng viên sử dụng ứng dụng ChatGPT và phần mềm đạo văn có bản quyền để kiểm tra khóa luận, báo cáo thực tập của sinh viên… Đây là những hỗ trợ giúp giảng viên phát hiện trường hợp gian lận trong quá trình học tập, rèn luyện, vừa đảm bảo công bằng khi đánh giá kết quả học tập cho sinh viên.

Sử dụng AI vào dạy - học, ở cả phía người dạy và người học không còn là điều quá mới mẻ ở cả bậc phổ thông và đại học. Từ việc sử dụng ChatGPT để xây dựng dàn ý, hỏi cách giải toán, làm đề cương môn học, luyện nói, tóm tắt tài liệu… học sinh từ xu hướng sử dụng công nghệ hỗ trợ cho việc học tập dần trở thành phụ thuộc ngày càng nhiều. Việc học tập của các em dễ nhầm lẫn giữa hiểu bài do năng lực thẩm thấu và vận dụng kiến thức và hiểu bài do máy móc làm theo. Dần dần, trở nên bị động nếu thiếu định hướng.

Theo nhiều nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục, công cụ AI vào trường học tác động toàn diện lên 3 trụ cột giáo dục là chương trình học, quá trình dạy - học và kiểm tra đánh giá. Với AI, giáo viên có thể sử dụng trong xây dựng kế hoạch bài dạy, các tình huống dạy học, thiết kế bài kiểm tra, chấm điểm, phân tích kết quả…

Sự xuất hiện của AI thúc đẩy các xu hướng và phương pháp dạy học mới ra đời, trong đó nổi bật là xu hướng học tập cá nhân hóa, nơi nội dung giảng dạy, phiếu bài tập… được điều chỉnh để đáp ứng theo mức độ tiếp nhận, nhu cầu của từng học sinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cũng bắt đầu cảnh báo sự gia tăng khoảng cách số khi AI vào trường học. Sử dụng AI trong giảng dạy và học tập đặt ra vấn đề bảo mật dữ liệu, tính chính xác và khách quan của nội dung dạy học, đạo đức trong AI…

Ứng xử thế nào với công cụ trí tuệ nhân tạo để học sinh, sinh viên không quá lệ thuộc, trở nên thụ động trong việc học, thiếu tư duy phản biện và khả năng học tập suốt đời bị hạn chế là câu hỏi thường trực của nhiều nhà quản lý giáo dục cho đến thầy, cô giáo đứng lớp. Làm sao để người học biết tiếp nhận thông tin và đồng thời biết cách xử lý thông tin; không chỉ có kết quả mà biết được vì sao có kết quả này, đó mới là gốc rễ của sự học.

Người dạy học, vì vậy cần chủ động để làm chủ công nghệ. Công nghệ sẽ thay đổi hằng ngày, vì vậy, thầy, cô giáo không chỉ buộc phải cập nhật công nghệ, mà còn phải tự upskill (bổ sung nâng cao kỹ năng) để hỗ trợ cho việc giảng dạy.

Giáo viên nắm vững công nghệ mới có thể hướng dẫn và hình thành năng lực số cho học sinh. Vì vậy, thầy cô cần được đào tạo bài bản và cập nhật cách dùng AI hiệu quả, giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện, kiểm chứng thông tin, giám sát và hạn chế sử dụng AI trong đánh giá học tập, bảo mật thông tin…

Học sinh của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cần được dạy cách sử dụng AI hiệu quả, đạo đức, thông minh và trách nhiệm để mở ra nhiều phương thức học tập mới mẻ, trở thành người kiến tạo, làm chủ tri thức dựa trên thế mạnh công nghệ. Trong cách soi chiếu như vậy, cần sớm ban hành chính sách và quy định sử dụng AI trong giáo dục, từ cả phía người quản lý, người dạy và người học.

(Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Thời gian góp ý đến hết ngày 6/7/2025. Thông tư mới sẽ thay thế cho Thông tư 08/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông có từ năm 1988, cách đây gần 40 năm.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

133 học sinh lớp 12 xuất sắc, thành viên các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025, sẽ được đặc cách miễn kỳ thi tốt nghiệp THPT và đồng thời được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Yên Bái trong giờ ôn thi vào lớp 10.

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Yên Bái có trên 15.200 học sinh lớp 9. Để các em học sinh có cơ sở ôn tập, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái sớm ban hành cấu trúc và đề tham khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 để làm căn cứ ôn tập.

Quảng cảnh buổi Hội thảo tập huấn

Ngày 7/5, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo, tập huấn chuyên đề giáo dục STEM cấp tiểu học năm học 2024 – 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục