Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/3/2011 | 11:49:16 AM

YBĐT - Đại Phác là một xã thuần nông của huyện Văn Yên với gần 90% lao động tham gia sản xuất nông - lâm nghiệp. Lao động qua đào tạo của xã chiếm tỷ lệ thấp, từ 15 - 18%, chủ yếu là tham gia các lớp tập huấn, các lớp đào tạo nghề ngắn hạn.

Lớp học nghề may tại Trung tâm dạy nghề huyện Trạm Tấu.
Lớp học nghề may tại Trung tâm dạy nghề huyện Trạm Tấu.

Sau đào tạo người lao động chưa có định hướng cụ thể về nghề nghiệp cho mình để tự tạo việc làm. Các ngành nghề truyền thống của địa phương không có, dẫn đến tình trạng kiến thức đã được học về nghề ngày càng bị mai một.

Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng cục Dạy nghề, UBND tỉnh Yên Bái, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chọn xã Đại Phác làm điểm để chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ tịch UBND xã Phạm Tùng Nguyên không giấu được sự vui mừng trong ngày khai giảng 2 lớp đào tạo nghề thí điểm được triển khai trên địa bàn xã.

Ông Nguyên cho rằng, đây là chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để người dân được tham gia học tập và có một nghề trong tay, có việc làm, có thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân trong xã.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã hiểu và tự nguyện đăng ký tham gia học nghề. Việc dạy nghề cho lao động được thực hiện theo hướng linh hoạt về thời gian, địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức và thuận lợi về quy trình thủ tục để người lao động có thể tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề.

Tham gia hai lớp dạy nghề này có 60 học viên (lớp nghề xây dựng 30 học viên, lớp nghề chăn nuôi 30 học viên). Trong thời gian 2 tháng, các học viên sẽ được các giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi - thú y, cách phòng, trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm... Thông qua lớp học, sẽ giúp các học viên nắm được kiến thức cơ bản về nghề xây dựng và chăn nuôi - thú y.

Anh Hoàng Đình Bảo ở thôn 1, xã Đại Phác cho biết: “Tôi cùng những người bạn trong thôn đang tham gia làm phụ xây cho một tổ xây dựng ở xã An Thịnh. Được biết, xã mở một lớp đào tạo nghề về xây dựng gắn với tạo việc làm nên tôi và các bạn đăng ký theo học. Chúng tôi đã xác định học cho mình, học để làm việc chứ không phải xác định học để lấy tiền hỗ trợ của Nhà nước”. Anh Bảo hi vọng sau 2 tháng học tập sẽ nắm bắt được những kiến thức về nghề xây dựng để cùng các bạn thành lập một tổ xây dựng riêng, tham gia thi công các công trình nhỏ trên địa bàn.

Ông Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở LĐ,TB&XH cho biết: “Đây là 2 lớp dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn được Tổng cục Dạy nghề, Sở LĐ,TB&XH tỉnh Yên Bái tổ chức để rút kinh nghiệm hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong toàn tỉnh theo Đề án 1956 của Chính phủ, trên cơ sở đó sẽ nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đại Phác, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ lên 50%, thu nhập bình quân dầu người đạt từ 20 - 30 triệu đồng/người/năm. Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền xã xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức hội, đoàn thể và của nhân dân trong thực hiện Đề án 1956, trong đó chú trọng đào tạo các nghề phi nông nghiệp như cơ khí, xây dựng, sửa chữa xe máy…

Bên cạnh đó, xã chủ động lồng ghép việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hà Anh

Các tin khác
Sau khi đi XKLĐ trở về, nhiều người vẫn phải quay lại nghề nông với thu nhập thấp.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng lao động xuất khẩu trở về khó tìm việc trong khu vực chính thức (công ty, doanh nghiệp) do thiếu thông tin, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.

Sau khi trở về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong làm việc và nhận thức xã hội của lao động tốt hơn so với trước.

Đây là thông tin Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của trung ương diễn ra tại Hà Nội, ngày 16-3.

YBĐT - Mới đây, tại xã Đại Phác (Văn Yên), Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Văn Yên đã tổ chức khai giảng hai lớp dạy nghề thí điểm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục