Nuôi lợn làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2011 | 9:40:35 AM

YBĐT - Với lợi thế sẵn có các phụ phẩm dư thừa từ lúa, ngô, khoai, sắn... ông Khai đã mở rộng quy mô chuồng trại của gia đình, nuôi tăng đàn lợn lên chục con/lứa và nuôi hai đến ba lứa/năm, tích cực học hỏi tích luỹ kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và tìm kiếm thị trường.

Ông Phạm Văn Khai chăm sóc đàn lợn nái.
Ông Phạm Văn Khai chăm sóc đàn lợn nái.

Ông Phạm Văn Khai, ở thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai (Yên Bình) một người nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi lợn cho biết: "Nuôi lợn tuy giá thành không cao như nhím, ba ba hay thỏ, dê... nhưng  nếu coi chăn nuôi lợn là một nghề thì không cần đầu tư vốn nhiều, không cần nuôi quy mô quá lớn, nên đầu tư thời gian và tâm huyết vào chăm sóc tốt để dịch bệnh ít hoành hành, đặc biệt là có phương pháp điều chỉnh các lứa lợn để khi xuất chuồng, tránh dồn nhiều con một lần xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sự lên xuống của giá cả thị trường. Với giá thành như hiện nay chăn nuôi lợn dù không làm giàu cũng vươn lên thoát nghèo, khấm khá!".

Trước đây kinh tế gia đình ông Khai cũng khó khăn như bao gia đình khác, làm gì để vươn lên thoát nghèo luôn là trăn trở đối với ông. Nhưng với lợi thế sẵn có các phụ phẩm dư thừa từ lúa, ngô, khoai, sắn... ông đã mở rộng quy mô chuồng trại của gia đình, nuôi tăng đàn lợn lên chục con/lứa và nuôi hai đến ba lứa/năm, tích cực học hỏi tích luỹ kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và tìm kiếm thị trường.

Bên cạnh đó, ông Khai còn tranh thủ đi thăm quan các mô hình trang trại lớn ở Phú Thọ, Tuyên Quang, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Năm 2007, với số vốn gia đình ông đầu tư trên 100 triệu đồng xây chuồng trại rộng chia thành 30 ô và mua 20 lợn nái về nuôi gây lợn giống để nuôi thương phẩm và bán ra thị trường. Một năm đàn lợn nái của gia đình ông sinh sản trên 300 con lợn con, ông để lại khoảng 200 con nuôi lợn thương phẩm, còn lại bán giống lấy tiền mua lúa, ngô, bã sắn về làm thức ăn dự trữ và mua cám công nghiệp để lợn chăn nuôi.

Ông Khai chia sẻ kinh nghiệm: “Với 20 lợn nái, tôi phải tính toán thời gian cho thụ tinh để lợn không đẻ trùng nhau, vừa tiện lợi chăm sóc vừa có các lứa lợn con lớn, nhỏ khác nhau. Tiêm phòng định kỳ và phun thuốc, dùng vôi bột khử trùng phòng tránh các loại bệnh dịch thường gặp ở gia súc. Về thức ăn, ngoài các loại cám ngô, sắn khô ra, mỗi năm tôi cũng mua bã sắn tươi về ủ, đảm bảo thức ăn chăn nuôi quanh năm”.

Với cách làm này, bình quân gia đình ông xuất bán ra thị trường khoảng 20 con lợn/tháng, trong đó chia làm ba đến bốn đợt bán, mỗi đợt từ 5 đến 6 con. Do số lợn bán đi từng đợt chỉ vài con một lứa nên các năm qua, sự lên xuống thất thường của giá cả thị trường không ảnh hưởng đến chăn nuôi của gia đình ông. Hiện nay, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, gia đình ông lãi trên 100 triệu đồng/năm.

Từ nguồn thu nhập này, ông Khai đã có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học và xây nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền về phục vụ gia đình. Chưa dừng lại ở đó, vừa qua, ông Khai đã đi học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn nái trắng siêu nạc và ông đã đầu tư mua 10 lợn nái trắng về nuôi, chuẩn bị thiết kế xây lại chuồng trại nuôi theo phương pháp mới tiết kiệm diện tích mà hiệu quả cao. Giống lợn mới này ông sẽ nuôi theo phương pháp mới (nuôi lợn sạch) để chuyên cung cấp cho các siêu thị.

Ngoài chăn nuôi lợn, ông còn chuẩn bị tăng đàn chim bồ câu lên trên 100 đôi cùng với nuôi hàng trăm con gà, vịt, ngan, ngỗng để cải thiện bữa ăn trong gia đình và bán ra thị trường, tăng thêm thu nhập.

Tráng A Mua   

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục